Hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc tại các cơ sở giáo dục phổ thông thế nào?

Hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc tại các cơ sở giáo dục phổ thông được quy định thế nào?

Hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc trong các cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hình thức tổ chức dạy học
1. Môn Tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, sử dụng thời lượng tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục.
2. Việc học tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức theo lớp học quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên. Đối với mỗi tiếng dân tộc thiểu số, nếu tất cả người học trong lớp có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số theo lớp học đó; trường hợp trong lớp học chỉ có một số người có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số riêng và có thể ghép chung với lớp khác nếu chưa đủ sĩ số. Số lượng người học tối thiểu của một lớp là 10 (mười) người.

Theo đó, môn Tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, sử dụng thời lượng tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, việc học tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức theo lớp học quy định tại Điều lệ các cơ sở giáo dục phổ thông.

Hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc tại các cơ sở giáo dục phổ thông thế nào?

Hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc tại các cơ sở giáo dục phổ thông thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện tổ chức đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện tổ chức đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:

- Người dân tộc thiểu số ở địa phương có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.

- Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong các cơ sở giáo dục phải là bộ chữ cổ truyền đã được lưu hành và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc, được cơ quan chuyên môn xác định và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) phê chuẩn hoặc bộ chữ được Chính phủ ban hành. Đối với các tiếng dân tộc thiểu số có nhiều bộ chữ, việc lựa chọn bộ chữ để dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

- Chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt.

- Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học tương ứng theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Trường hợp thiếu giáo viên đạt chuẩn có thể sử dụng người đủ điều kiện dạy học ở cấp học và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.

- Cơ sở vật chất tại các lớp dạy học tiếng dân tộc thiểu số được trang bị như các lớp học thông thường khác, đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông. Thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số được trang bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho từng chương trình dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học như sau:

Bước 1: Trường tiểu học, trường trung học cơ sở tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo; trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số của người học từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; căn cứ vào các điều kiện tổ chức dạy học cụ thể của địa phương xây dựng kế hoạch và tham mưu UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.

Bước 2: UBND cấp tỉnh lập hồ sơ, nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các phương thức sau: trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Học sinh dân tộc thiểu số
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên dạy tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi bước vào lớp 1 bắt buộc phải biết tiếng dân tộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc tại các cơ sở giáo dục phổ thông thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh dân tộc thiểu số sinh năm 2009, tốt nghiệp tiểu học năm 2024 có được vào lớp 6 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong năm học mới 2024-2025?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;