08:05 | 26/09/2024

Giáo viên dạy tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi bước vào lớp 1 bắt buộc phải biết tiếng dân tộc?

Có bắt buộc phải biết tiếng dân tộc khi làm giáo viên dạy tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi bước vào lớp 1?

Giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi bước vào lớp 1 bắt buộc phải biết tiếng dân tộc?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định về đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc như sau:

Chuẩn bị điều kiện thực hiện
1. Về cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học:
a) Địa điểm tổ chức dạy và học tại trường tiểu học: tại điểm trường chính hoặc tại các điểm trường lẻ của trường tiểu học bảo đảm thuận tiện đi lại, an toàn và phù hợp với tâm sinh lí của trẻ.
b) Lớp học phải bảo đảm vệ sinh, an toàn, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp, đúng quy định, có đủ nước sạch; không gian thân thiện có góc văn hóa địa phương, góc bổ trợ học ngôn ngữ...
c) Được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học, các trang thiết bị, tài liệu dạy học phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một bảo đảm hiệu quả, chất lượng.
2. Về đội ngũ giáo viên:
a) Bố trí giáo viên tham gia dạy học tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp Một, ưu tiên những giáo viên có năng lực tốt, có tay nghề vững vàng, biết tiếng dân tộc và am hiểu văn hóa địa phương, dân tộc của trẻ.
b) Giáo viên được tập huấn về nội dung và phương pháp dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một, phương pháp dạy ngôn ngữ thứ hai để chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ; được bồi dưỡng tiếng dân tộc (tiếng mẹ đẻ) của trẻ.
3. Chế độ chính sách cho giáo viên và trẻ là người dân tộc thiểu số tham gia dạy và học tiếng Việt trước khi vào lớp Một:
a) Giáo viên tham gia dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một được hưởng chế độ theo quy định.
b) Trẻ tham gia học tiếng Việt trước khi vào lớp Một được hưởng các chính sách dành cho học sinh vùng dân tộc thiểu số tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định.

Như vậy, theo quy định thì bố trí giáo viên tham gia dạy tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp Một, ưu tiên những giáo viên có năng lực tốt, có tay nghề vững vàng, biết tiếng dân tộc và am hiểu văn hóa địa phương, dân tộc của trẻ.

Cho nên việc giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp biết tiếng dân tộc là tính chất ưu tiên chứ không bắt buộc.

Giáo viên dạy tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi bước vào lớp 1 bắt buộc phải biết tiếng dân tộc?

Giáo viên dạy tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi bước vào lớp 1 bắt buộc phải biết tiếng dân tộc? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với giáo viên và trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một thế nào?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định yêu cầu đối với giáo viên và trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một như sau:

Đối với giáo viên:

- Giáo viên nắm được nội dung và phương pháp dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một, phương pháp dạy ngôn ngữ thứ hai để chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ.

- Giáo viên biết xây dựng kế hoạch bài học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đưa ra giải pháp giáo dục, điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với trẻ để trẻ thấy tự tin, thoải mái, thích đến lớp.

- Giáo viên có kĩ năng và phương pháp phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ trong việc chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe, tinh thần của trẻ khi đến lớp.

- Giáo viên có khả năng xây dựng môi trường học tập thân thiện giúp trẻ khám phá và tương tác với giáo viên, bạn bè; sử dụng phương pháp dạy học tích cực giúp trẻ được trải nghiệm trong việc học và hình thành các kĩ năng học tập cần thiết.

Đối với trẻ:

- Về tâm thế học tập:

+ Trẻ luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi được đến trường, thích đi học; tự lập, biết tự phục vụ bản thân như: tự phục vụ trong bữa ăn (đối với trẻ tham gia bán trú); tự vệ sinh cá nhân; tự chuẩn bị trang phục, sách vở, tài liệu học tập trước khi đi học.

+ Trẻ tự tin và chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao; hứng thú, tham gia tích cực các hoạt động của trường, lớp; mạnh dạn giao tiếp và có ứng xử phù hợp với những người xung quanh.

- Về kết quả học tập:

+ Trẻ được hình thành các kĩ năng học tập cơ bản như sử dụng đồ dùng học tập; làm việc theo cặp đôi, theo nhóm; nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và tự trình bày kết quả với thầy cô, bạn bè.

+ Trẻ được hình thành và phát triển năng lực về nghe, nói, đọc, viết ở mức độ ban đầu; được phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt và kĩ năng ứng xử trong môi trường mới.

Hiệu trưởng có phải lập kế hoạch về hoạt động phối hợp với gia đình trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nhà trường
1. Hiệu trưởng lập kế hoạch về các hoạt động phối hợp với gia đình trẻ:
a) Tổ chức các buổi gặp mặt, giới thiệu trường học cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ đồng thời nêu ra trách nhiệm của gia đình đối với việc chuẩn bị đồ dùng học tập, trang phục và đảm bảo điều kiện cho trẻ đến trường.
b) Cung cấp thông tin về các hoạt động của nhà trường, những mục tiêu, mong đợi của nhà trường đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ trong giai đoạn chuẩn bị vào lớp Một.
c) Trang bị cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ một số kĩ năng hỗ trợ cho trẻ trước, trong và sau khi vào lớp Một.
d) Tổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ giữa giáo viên tiểu học (lớp Một) với giáo viên mầm non (lớp năm tuổi) về nội dung, phương pháp cách thức chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp Một; phối hợp với trường Mầm non trên địa bàn tổ chức đưa trẻ mầm non thăm trường tiểu học để giao lưu cùng các anh chị ở trường tiểu học.
2. Giáo viên lập kế hoạch thực hiện các hoạt động và phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ:
a) Lập bảng danh sách thông tin của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ (họ tên, mối quan hệ với trẻ, số điện thoại, địa chỉ nhà ở...) để thuận tiện liên hệ.
b) Tìm hiểu, quan sát, phát hiện những đặc điểm của trẻ và có phương án xếp nhóm/lớp phù hợp và đề xuất sự hỗ trợ trong giai đoạn trẻ chuẩn bị vào lớp Một.
c) Lên kế hoạch đến thăm gia đình của những trẻ cần được gia đình hỗ trợ nhiều hơn trong việc học tập.
d) Trao đổi với từng cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ để biết về hoàn cảnh gia đình và đặc điểm riêng của trẻ.
e) Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ trong việc chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi đến trường.

Như vậy, Hiệu trưởng vẫn phải lập kế hoạch về các hoạt động phối hợp với gia đình trẻ để Tổ chức các buổi gặp mặt, giới thiệu trường học cho cha mẹ và thực hiện các hoạt động khác nêu trên.

Học sinh dân tộc thiểu số
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên dạy tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi bước vào lớp 1 bắt buộc phải biết tiếng dân tộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc tại các cơ sở giáo dục phổ thông thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh dân tộc thiểu số sinh năm 2009, tốt nghiệp tiểu học năm 2024 có được vào lớp 6 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong năm học mới 2024-2025?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 140

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;