Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong năm học mới 2024-2025?
- Ý nghĩa đối với việc dạy tiếng Việt cho"trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một" như thế nào?
- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học trong năm học mới 2024-2025?
- Dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một trong năm học 2024-2025 ra sao?
Ý nghĩa đối với việc dạy tiếng Việt cho"trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một" như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT Ý nghĩa đối với việc "trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một" được quy định như sau:
- Trẻ được làm quen với môi trường vật chất ở trường, lớp cấp tiểu học: không gian lớp học, trường học, thư viện, phòng học bộ môn, khu vui chơi, bán trú, công trình phụ trợ; đồ dùng học tập, thiết bị dạy học và phương tiện học tập.
- Trẻ được làm quen với môi trường tâm lí ở trường tiểu học: cảm giác an toàn, môi trường thân thiện, được tôn trọng về ngôn ngữ, văn hóa địa phương và của dân tộc mình.
- Trẻ được tham gia học tập và tham gia các hoạt động giáo dục khác; được rèn nếp sống tự lập, tự phục vụ và sinh hoạt tập thể theo quy định của lớp, trường.
Đồng thời về nội dung dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một sẽ theo các nội dung cụ thể sau:
- Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một.
- Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản.
- Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói.
- Hình thành và phát triển năng lực đọc.
- Hình thành và phát triển năng lực viết.
Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học (Nội dung chi tiết thực hiện theo Phụ lục đính kèm).
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong năm học mới 2024-2025? (Hình từ Internet)
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học trong năm học mới 2024-2025?
Trước hết tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT có quy định về khái niệm "trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là trẻ em người dân tộc thiểu số đang trong giai đoạn chuẩn bị vào lớp Một và đủ tuổi vào học lớp Một theo quy định Điều lệ trường Tiểu học (sau đây gọi chung là trẻ).".
Việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong năm học mới 2024-2025 sẽ thực hiện theo quy định mới đây Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025, cụ thể như sau:
* Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số
Tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”, cụ thể:
- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số;
- Tham mưu UBND cấp tỉnh bố trí kinh phí tổ chức triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số hàng năm; tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số; triển khai dạy học tăng cường tiếng Việt theo các tài liệu đã được Bộ GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt.
- Chỉ đạo các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú tiếp tục triển khai tập huấn, bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Việt lớp 2, lớp 3 cho cán bộ quản lý và giáo viên trong năm học 2024-2025 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt.
Dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một trong năm học 2024-2025 ra sao?
Dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một trong năm học 2024-2025 thực hiện theo Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn cụ thể như sau:
*Triển khai dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo quy định tại Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT, cụ thể:
- Tham mưu UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về nhân sự, kinh phí để thực hiện việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một tại địa phương theo thẩm quyền quy định;
- Hướng dẫn các Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện;
- Tập huấn và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, phương pháp dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Kịp thời khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhằm phát huy những kết quả đạt được trong việc tổ chức dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một;
- Theo dõi, hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một tại địa phương;
- Tổng hợp và báo cáo kết quả tổ chức thực hiện dạy học về Bộ GDĐT theo yêu cầu.
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?