Những trường hợp nào thì Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài? - Thùy Lâm (Kiên Giang)
- Điều kiện để Luật sư được hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư
- Tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành luật sư (mới nhất)
Trường hợp thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài (Hình từ Internet)
1. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Theo Điều 74 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) quy định luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
- Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
- Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.
2. Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 75 Luật Luật sư 2006 bao gồm:
- Làm việc với tư cách thành viên cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
- Làm việc theo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
3. Trường hợp thu hồi giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài
Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 123/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 137/2018/NĐ-CP) thì Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không đủ điều kiện hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài theo quy định tại Điều 74 Luật Luật sư; không được gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam hoặc hết thời hạn hành nghề ghi trong Giấy phép nhưng không làm thủ tục gia hạn;
+ Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Thôi hành nghề luật sư tại Việt Nam theo nguyện vọng;
+ Không được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động trong khoảng thời gian 06 tháng liên tục;
+ Không còn tư cách hành nghề luật sư tại nước ngoài.
4. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 77 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) như sau:
- Luật sư nước ngoài có các quyền sau đây:
+ Lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại mục 2;
+ Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư 2006 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Luật sư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
+ Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật;
+ Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư, nghĩa vụ của luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
+ Có mặt thường xuyên tại Việt Nam;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư 2006 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quốc Đạt
- Key word:
- luật sư nước ngoài