Nhiệm kỳ của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia là bao nhiêu năm?

Cho tôi hỏi theo quy định hiện hành thì nhiệm kỳ của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia là bao nhiêu năm? – Tuyết Mai (Hà Giang)

Nhiệm kỳ của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia là bao nhiêu năm?

Nhiệm kỳ của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia là bao nhiêu năm? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Nhiệm kỳ của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia là bao nhiêu năm?

Theo Điều 1 Quyết định 446/QĐ-TTg năm 2010 quy định về thành lập, vị trí và chức năng của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia như sau:

- Thành lập Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng), là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm an toàn hạt nhân.

Hội đồng có tên giao dịch tiếng Anh là National Council for Nuclear Safety (NCNS).

- Hội đồng được sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm và được Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học.

- Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm.

Như vậy, Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết những vấn đề quan trọng về bảo đảm an toàn hạt nhân và có nhiệm kỳ công tác là 5 năm.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia

Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia có các nhiệm vụ quyền hạn theo Điều 2 Quyết định 446/QĐ-TTg năm 2010 như sau:

- Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các chính sách, biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân trong sử dụng năng lượng nguyên tử, trong quá trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và xử lý đối với sự cố hạt nhân đặc biệt nghiêm trọng.

- Đánh giá báo cáo của Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về kết quả thẩm định vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân, kết quả kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, lắp đặt, nghiệm thu an toàn lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân.

- Trao đổi, thống nhất ý kiến với Bộ Công Thương trước khi Bộ Công Thương cấp giấy phép vận hành thử và vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân.

- Tổ chức khảo sát thực tiễn, thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề quan trọng liên quan đến bảo đảm an toàn hạt nhân.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao về những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn hạt nhân.

- Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng và những vấn đề quan trọng liên quan đến bảo đảm an toàn hạt nhân.

Ai giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia?

Thành viên Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Công Thương.

- Các Ủy viên Hội đồng:

+ Thứ trưởng Bộ Y tế;

+ Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Thứ trưởng Bộ Công an;

+ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

+ Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;

+ Một số chuyên gia về an toàn hạt nhân.

- Chủ tịch Hội đồng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, quyết định danh sách các Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng.

(Điều 3 Quyết định 446/QĐ-TTg năm 2010)

Như vậy, giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đoàn Đức Tài

199 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;