Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu vi phạm pháp luật?
Vi phạm pháp luật là một khái niệm trong lý luận nhà nước và pháp luật bên cạnh đó khái niệm này cũng được nhắc đến nhiều trong các ngành khoa học pháp lý.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Trong lý luận nhà nước và pháp luật các dấu hiệu vi phạm pháp luật bao gồm: hành vi xác định của con người; mang tính trái pháp luật; có lỗi; do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. cụ thể các dấu hiệu vi phạm pháp luật như sau:
- Hành vi xác định của con người
+ Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi xác định của chủ thể, tức là hành vi đó phải được thể hiện ra thế giới khách quan bên ngoài, biểu hiện dưới dạng hành động và không hành động.
+ Hành vi của con người phải mang tính nguy hiểm cho xã hội ở những mức độ nhất định thì mới bị coi là vi phạm pháp luật.
+ Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc hành vi đó đã xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quyền, lợi ích cơ bản, chính đáng của nhà nước, tập thể, cá nhân hoặc các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ.
- Trái pháp luật: Tính trái pháp luật của hành vi mà chủ thể thực hiện, thể hiện ra bên ngoài dưới dạng là hành vi đó đã gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại đến các quan hệ xã hội được Nhà nước xác lập và bảo vệ bao gồm:
+ Làm một việc mà pháp luật cấm
+ Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép
+ Không thực hiện nghĩa vụ mà nhà nước bắt buộc thực hiện
- Có lỗi: Lỗi được hiểu là thái độ tâm lý đối với hành vi vi phạm pháp luật do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi ấy được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của chủ thể vi phạm pháp luật, vào thời điểm thực hiện hành vi, họ hoàn toàn có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi mà mình thực hiện; khả năng điều khiển được hành vi; khả năng tự chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.
Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu vi phạm pháp luật là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
Căn cứ Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.
Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;
- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;
- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.
Các hình thức giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân?
Theo Điều 24 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có hai hình thức giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở cấp mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Mẫu văn nghị luận xã hội về thói quen nhuộm tóc của học sinh hiện nay chọn lọc nhất? Học sinh lớp 12 được học môn tự chọn nào?
- Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?
- Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Top 5 mẫu bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Học sinh lớp 12 phải đạt kiến thức văn học như thế nào?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?