Hình thức của pháp luật là gì? 3 hình thức của pháp luật? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay thế nào?
Hình thức của pháp luật là gì? 3 hình thức của pháp luật?
Hiện nay chưa quy định của pháp luật về khái niệm hình thức của pháp luật là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm hình thức của pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình và xã hội, là phương thức tồn tại, dạng tồn tại thực tế của pháp luật.
3 hình thức của pháp luật bao gồm: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
- Tập quán pháp là hình thức pháp luật theo đó nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật. Tập quán pháp là hình thức pháp luật phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.
- Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể và lấy đó làm căn cứ pháp lý để áp dụng các vụ việc xảy ra có nội dung tương tự sau này.
Tiền lệ pháp là hình thức nguồn phổ biến của pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản (đặc biệt các nước theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ). Tiền lệ pháp bao gồm tiền lệ trong giải quyết các vụ việc hành chính và án lệ của tòa án.
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thành văn của pháp luật thông thường được ban hành bởi cơ quan đại diện (Luật) và thông thường có hiệu lực cao hơn so với các hình thức khác.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Hình thức của pháp luật là gì? 3 hình thức của pháp luật? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay thế nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được bổ sung bởi Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có quy định 26 loại văn bản quy phạm pháp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam như sau:
(1) Hiến pháp của Quốc hội;
(2) Bộ luật của Quốc hội;
(3) Luật của Quốc hội;
(4) Nghị quyết của Quốc hội;
(5) Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
(6) Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
(7) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(8) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(9) Lệnh của Chủ tịch nước;
(10) Quyết định của Chủ tịch nước;
(11) Nghị định của Chính phủ;
(12) Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(13) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
(14) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(15) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
(16) Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
(17) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
(18) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
(19) Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
(20) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
(21) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
(22) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
(23) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện;
(24) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(25) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;
(26) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam?
Theo Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có 6 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam bao gồm:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- ảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?