Nguồn gốc của pháp luật là gì? Nhà nước có chính sách gì để phổ biến, giáo dục pháp luật?

Nguồn gốc của pháp luật là gì? Pháp luật có từ đâu? Nhà nước có chính sách gì để phổ biến, giáo dục pháp luật?

Nguồn gốc của pháp luật là gì?

Về định nghĩa pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Hiện nay có nhiều quan điểm về nguồn gốc của pháp luật là gì. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định.

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp nên chưa có pháp luật. Để giữ trật tự xã hội, các quy phạm tập quán, tôn giáo đã hình thành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các thành viên và những quy tắc này được mọi người tự nguyện thực hiện.

Sự thay đổi của xã hội thể hiện trong sự phát triển về mặt kinh tế và về mặt xã hội (hình thành các giai cấp và các quan hệ xã hội mới) dẫn đến nhu cầu thiết lập một trật tự mới mà những quy tắc tập quán, tôn giáo không còn phù hợp. Vì vậy pháp luật ra đời điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữ trật tự xã hội.

Có thể hiểu nguồn gốc của pháp luật theo hai phương diện khác nhau:

- Về phương diện khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là những nguyên nhân pháp luật ra đời.

- Về phương diện chủ quan: pháp luật hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành và/hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội.

Lưu ý: Nội dung nguồn gốc của pháp luật là gì chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn gốc của pháp luật là gì? Nhà nước có chính sách gì để phổ biến, giáo dục pháp luật?

Nguồn gốc của pháp luật là gì? Nhà nước có chính sách gì để phổ biến, giáo dục pháp luật? (Hình từ Internet)

Nhà nước có chính sách gì để phổ biến, giáo dục pháp luật?

Căn cứ Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 các chính sách của nhà nước để phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

- Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.

- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Nhà nước quản lý những nội dung gì về phổ biến, giáo dục pháp luật?

Căn cứ Điều 6 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;

- Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.

Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.

Lý luận nhà nước và pháp luật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước là gì? Một số môn bắt buộc của sinh viên năm nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chức năng của nhà nước là gì? Phân loại chức năng của nhà nước? Nội dung giáo dục pháp luật ở cấp đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước là gì? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giáo dục pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức của pháp luật là gì? 3 hình thức của pháp luật? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật? Các nguyên tắc giáo dục pháp luật hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguồn gốc của pháp luật là gì? Nhà nước có chính sách gì để phổ biến, giáo dục pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu vi phạm pháp luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 782
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;