Từ ngày 05/01/2025, hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Từ ngày 05/1/2025, hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 05/01/2025) quy định về hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp bộ của tổ chức chủ trì kèm theo danh sách giới thiệu thành viên Hội đồng (từ 11 người trở lên, trong đó có 3 ủy viên phản biện);
- Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt, sản phẩm; Bản sao hợp đồng, thuyết minh đề tài cấp bộ và các văn bản điều chỉnh (nếu có);
- Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của đề tài cấp bộ;
- Biên bản kiểm tra hằng năm về tình hình thực hiện đề tài cấp bộ;
- Hồ sơ họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, bản giải trình của chủ nhiệm chỉnh sửa theo các ý kiến của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở;
- Các văn bản xác nhận, tài liệu liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có);
- Danh mục, phương án quản lý, sử dụng trang thiết bị, tài sản và kết quả nghiên cứu hình thành sau khi thực hiện đề tài.
Từ ngày 05/1/2025, hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm những gì? (Hình ảnh từ Internet)
Quy định về hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ như sau:
(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng nghiệm thu cấp bộ) và giao tổ chức chủ trì tổ chức họp Hội đồng. Kinh phí tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ do tổ chức chủ trì chi trả theo quy định hiện hành.
(2) Hội đồng nghiệm thu cấp bộ có 7 hoặc 9 thành viên, trong đó có Chủ tịch, Phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, thư ký khoa học và các thành viên khác.
Hội đồng có ít nhất 2/3 số thành viên là các nhà khoa học có uy tín và am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; các thành viên còn lại là đại diện đơn vị quản lý nghiên cứu khoa học, tài chính, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc tổ chức liên quan đến việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài (nếu có).
Hội đồng có ít nhất 1/3 số thành viên ngoài tổ chức chủ trì, trong đó có 1 nhà khoa học tham gia phản biện, có tối đa 2 thành viên là thành viên Hội đồng đánh giá cấp cơ sở. Chủ tịch Hội đồng và phản biện của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở không là chủ tịch Hội đồng hoặc phản biện Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
Chủ nhiệm đề tài, các thành viên thực hiện đề tài, tác giả chung công trình công bố, sách, giáo trình, cùng hướng dẫn nghiên cứu sinh hay học viên cao học là sản phẩm của đề tài không tham gia Hội đồng.
(3) Phương thức làm việc, trách nhiệm của thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp bộ thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
Hội đồng tổ chức họp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ký quyết định thành lập Hội đồng. Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ thông báo rộng rãi trên trang thông tin điện tử của tổ chức chủ trì về cuộc họp của Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
(4) Yêu cầu đánh giá đối với sản phẩm và báo cáo tổng kết của đề tài cấp bộ
- Đối với sản phẩm là: mẫu; vật liệu; thiết bị, máy móc; dây chuyền công nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi và các sản phẩm có thể đo kiểm cần được kiểm định/khảo nghiệm/kiểm nghiệm tại cơ quan chuyên môn có chức năng phù hợp, độc lập với tổ chức chủ trì.
Trong trường hợp không có cơ quan chuyên môn có chức năng phù hợp, các sản phẩm trên được thẩm định bởi hội đồng khoa học chuyên ngành do tổ chức chủ trì thành lập;
- Đối với sản phẩm là: nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); đề án, qui hoạch; luận chứng kinh tế-kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm tương tự khác cần được thẩm định bởi hội đồng khoa học chuyên ngành hoặc tổ chuyên gia do tổ chức chủ trì thành lập;
- Đối với sản phẩm là: kết quả tham gia đào tạo sau đại học, giải pháp hữu ích, sáng chế, bản quyền tác giả, công bố, xuất bản và các sản phẩm tương tự khác cần có minh chứng hoặc văn bản xác nhận của cơ quan chức năng phù hợp;
- Đối với báo cáo tổng kết: Tổng quan được các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài; số liệu, tư liệu có tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật; Nội dung báo cáo là toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày theo kết cấu hệ thống và khoa học, với các luận cứ khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể giải đáp những vấn đề nghiên cứu đặt ra, phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với thông lệ chung trong hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Các sản phẩm phải được thực hiện và đứng tên bởi thành viên thực hiện đề tài; cần ghi rõ là sản phẩm của đề tài cấp bộ như mã số đề tài, tên đề tài...; các sản phẩm phù hợp với nội dung nghiên cứu được phê duyệt tại thuyết minh của đề tài và được hình thành trong thời gian thực hiện đề tài.
(5) Phương thức đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
- Đề tài được mỗi thành viên Hội đồng đánh giá ở 2 mức “Đạt yêu cầu” và “Không đạt yêu cầu”.
Mức “Đạt yêu cầu” khi tất cả các sản phẩm của đề tài, báo cáo tổng kết đề tài đạt yêu cầu tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, theo đúng yêu cầu của thuyết minh đề tài, hợp đồng thực hiện đề tài.
Mức “Không đạt yêu cầu” khi một trong các sản phẩm của đề tài hoặc báo cáo tổng kết đề tài không đạt yêu cầu tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, không đúng yêu cầu của thuyết minh đề tài, hợp đồng thực hiện đề tài;
- Đề tài được Hội đồng đánh giá ở 2 mức “Đạt” và “Không đạt”. Mức “Đạt” khi có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng có mặt xếp loại ở mức “Đạt yêu cầu”. Trong trường hợp ngược lại, đề tài cấp bộ được xếp ở mức “Không đạt”.
(6) Quy trình làm việc của Hội đồng nghiệm thu cấp bộ
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp bộ chủ trì cuộc họp;
- Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả thực hiện đề tài;
- Các ủy viên phản biện, ủy viên Hội đồng đọc phiếu nhận xét kết quả thực hiện đề tài cấp bộ theo Mẫu 19 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT và nêu câu hỏi;
- Chủ nhiệm đề tài trả lời câu hỏi;
- Hội đồng họp riêng: các thành viên hội đồng thảo luận và tiến hành bỏ phiếu đánh giá kết quả thực hiện đề tài cấp bộ theo Mẫu 20 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
- Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên, trong đó có 1 trưởng ban. Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả đánh giá vào biên bản kiểm phiếu đánh giá kết quả thực hiện đề tài theo Mẫu 21 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT và công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp của Hội đồng;
- Người chủ trì cuộc họp Hội đồng công bố kết luận cuộc họp Hội đồng;
- Thư ký Hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ theo Mẫu 22 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, thông qua các thành viên họp Hội đồng.
Xử lý đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo sau nghiệm thu ra sao?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về việc xử lý đề tài cấp bộ sau nghiệm thu như sau:
(1) Đối với đề tài cấp bộ được xếp loại ở mức “Đạt”: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày họp Hội đồng nghiệm thu, Tổ chức chủ trì gửi hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào.
Hồ sơ bao gồm: Công văn của đơn vị, biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ, biên bản kiểm phiếu đánh giá kết quả thực hiện đề tài cấp bộ; các phiếu nhận xét, phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp bộ; bản giải trình tiếp thu, chỉnh sửa của chủ nhiệm đề tài; các sản phẩm, báo cáo tổng kết của đề tài sau khi chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng nghiệm thu cấp bộ; biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ theo Mẫu 23 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
(2) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, xác nhận biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ; thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ với tổ chức chủ trì là đơn vị trực thuộc bộ; phối hợp với Văn phòng bộ thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ với tổ chức chủ trì không là đơn vị trực thuộc Bộ.
(3) Đối với đề tài cấp bộ được xếp loại ở mức “Không đạt”: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày họp Hội đồng, Tổ chức chủ trì gửi hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện thanh lý đề tài theo quy định tại Điều 20 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?