Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030 như thế nào?
- Nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ hiện nay thế nào?
- Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030 thế nào?
- Tổ chức thực hiện việc lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030 ra sao?
Nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ hiện nay thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 1 Quyết định 209/QĐ-TTg năm 2021, phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau đây:
(1). Tên, thời kỳ, phạm vi và đối tượng quy hoạch
- Tên quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).
- Thời kỳ lập quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm có thời kỳ quy hoạch là 10 năm (2021 - 2030), tầm nhìn đến năm 2050.
- Phạm vi quy hoạch: Trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
- Đối tượng quy hoạch: Các cơ sở giáo dục đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học 2018 (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng), các trường cao đẳng sư phạm.
(2). Các yêu cầu nội dung quy hoạch
- Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
- Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
- Đánh giá về sự liên kết ngành, liên kết vùng, liên kết giữa mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm với cơ sở nghiên cứu khoa học trong việc phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành, những cơ hội và thách thức.
- Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm trong thời kỳ quy hoạch.
- Phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
- Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Danh mục các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ tự ưu tiên thực hiện:
+ Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm trong thời kỳ quy hoạch.
+ Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành trong thời kỳ quy hoạch, dự kiến tổng mức đầu tư, đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương pháp phân kỳ đầu tư.
- Xây dựng giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030 như thế nào? (Hình từ Internet)
Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030 thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 209/QĐ-TTg năm 2021, quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch như sau:
(1) Quan điểm lập quy hoạch:
- Quy hoạch bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục đại học, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2021 - 2030, Chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ 2021 - 2030 và các quy hoạch có liên quan;
- Quy hoạch để rà soát, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm bảo đảm hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề và phân bố vùng miền, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương;
- Quy hoạch để nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng đào tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và kết nối doanh nghiệp; phát triển các cơ sở giáo dục đại học có điều kiện bảo đảm chất lượng tốt, hình thành một số đại học, trường đại học uy tín trong khu vực và thế giới; sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học quy mô nhỏ, đơn ngành hoạt động kém hiệu quả, kém chất lượng;
- Quy hoạch theo hướng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập mới các cơ sở giáo dục đại học tư thục, nhất là các cơ sở giáo dục đại học hoạt động không vì lợi nhuận;
- Nhà nước có chính sách ưu đãi, đầu tư đủ mạnh để thực hiện quy hoạch; có lộ trình thực hiện và hướng đi phù hợp, không gây xáo trộn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
(2) Mục tiêu lập quy hoạch:
- Cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển lĩnh vực giáo dục đại học; kết nối các ngành, các vùng có liên quan theo quy hoạch tổng thể quốc gia;
- Thiết lập được một hệ thống giáo dục đại học mở, công bằng, bình đẳng, chất lượng, hiệu quả và phục vụ học tập suốt đời; có quy mô và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ phục vụ phát triển bền vững của cả nước và từng địa phương;
- Làm cơ sở để triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn trên phạm vi cả nước thuộc lĩnh vực giáo dục đại học, bảo đảm khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và hiệu quả; đồng thời là cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.
(3) Nguyên tắc lập quy hoạch:
- Bảo đảm nguyên tắc: Hoạt động quy hoạch ngành quốc gia theo quy định của Luật quy hoạch; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển giáo dục đại học và các chiến lược khác có liên quan trong cùng giai đoạn phát triển; bảo đảm sự liên kết, đồng bộ và tính hệ thống giữa các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia;
- Bảo đảm tính hệ thống: Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm có quy mô và cơ cấu hợp lý, phân bố hài hòa, kết nối chặt chẽ với các vùng kinh tế; tạo cơ chế để hình thành các đại học, các trung tâm đại học lớn của đất nước; đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động;
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ: Chính phủ thống nhất chỉ đạo và định hướng; các cơ sở giáo dục đại học tự rà soát, sắp xếp, quyết định theo phương án quy hoạch và chính sách của Nhà nước; các cơ quan quản lý trực tiếp hạn chế can thiệp có tính hành chính khi thực hiện quy hoạch;
- Bảo đảm tính kế thừa, tính khả thi, phù hợp với năng lực đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực của toàn xã hội; tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội tham gia phát triển giáo dục đại học; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục đại học tư thục.
Tổ chức thực hiện việc lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030 ra sao?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 209/QĐ-TTg năm 2021, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch như sau:
(1). Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có trách nhiệm bảo đảm việc triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan.
(2). Các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên có phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?
- Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
- Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?
- Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?