Có mấy loại cơ sở giáo dục đại học? Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học?

Theo quy định thì cơ sở giáo dục đại học có mấy loại? Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học?

Có mấy loại cơ sở giáo dục đại học?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:

Cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
...

Như vậy, cơ sở giáo dục đại học gồm:

- Đại học;

- Trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong đó, đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

Có mấy loại cơ sở giáo dục đại học? Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học?

Có mấy loại cơ sở giáo dục đại học? Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học? (Hình từ Internet)

Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học?

Theo khoản 2 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

- Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;

- Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học;

Hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.

Thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 99/2019/NĐ-CP thì thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cơ sở giáo dục đại học gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện kèm theo bản mềm đến Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc qua dịch vụ công trực tuyến thuộc cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:

- Tờ trình đề nghị chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, trong đó nêu rõ:

+ Sự cần thiết phải chuyển đổi;

+ Tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận;

+ Phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của cơ sở giáo dục đại học tư thục (nếu có);

- Văn bản cam kết của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục chuyển sang cơ sở giáo dục đại học hoạt động không vì lợi nhuận, bảo đảm thực hiện hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục;

- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động; dự thảo quy chế tài chính nội bộ của cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;

- Các minh chứng khác kèm theo:

+ Báo cáo kết quả kiểm toán, thỏa thuận giải quyết phần vốn góp cho nhà đầu tư không đồng ý chuyển đổi sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (nếu có);

+ Các giấy tờ, tài liệu về đất đai, tài sản, tài chính, tổ chức và nhân sự của cơ sở giáo dục đại học tư thục chuyển sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;

- Đánh giá tác động của việc chuyển đổi về nhân sự, tài chính, tài sản và phương án xử lý;

- Quyết định thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục, quyết định công nhận hội đồng trường đương nhiệm, quyết định công nhận hiệu trưởng đương nhiệm của cơ sở giáo dục đại học tư thục và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Bước 2:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo đúng quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi văn bản thông báo cho cơ sở giáo dục đại học tư thục và nêu rõ lý do.

Giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng khi tăng lương cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục đại học nào được liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng điều kiện gì để tuyển sinh đào tạo liên thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục đại học giảng dạy các trình độ nào? Các hình thức đào tạo của giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy loại cơ sở giáo dục đại học? Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí chuẩn cơ sở giáo dục đại học phải như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà nước có các chính sách gì đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với giáo trình giảng dạy giáo dục đại học ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;