Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục bao gồm những gì?
- Ưu đãi về học bổng và chế độ thưởng đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ra sao?
Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là:
- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.
- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
Trình tự thực hiện thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?
Căn cứ Điều 54 Nghị định 125/2024/NĐ-CP trình tự thực hiện thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án thành lập trường; lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 54 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục bao gồm:
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
- Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường;
+ Tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường;
+ Nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường;
+ Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Ưu đãi về học bổng và chế độ thưởng đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú ra sao?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT thì ưu đãi về học bổng và chế độ thưởng đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
(1) Học bổng:
- Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh, huyện được hưởng học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước và được hưởng 12 tháng trong năm, đối với các chương trình đào tạo có thời gian dưới 01 năm hoặc có thời gian học năm cuối không đủ 12 tháng thì học bổng được cấp theo số tháng thực học của năm học đó.
- Trường hợp học sinh bị kỷ luật buộc thôi học thì không được nhận học bổng chính sách.
- Trường hợp học sinh bị đình chỉ học tập thì không được nhận học bổng trong thời gian bị đình chỉ, trừ trường hợp dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban hoặc dừng học vì lý do khác (không do kỷ luật hoặc tự thôi học).
- Trường hợp học sinh không được lên lớp (lưu ban) thì năm học lưu ban đó chỉ được hưởng 1/2 suất học bổng, đến năm thứ 3 vẫn không đạt yêu cầu học tập thì trả về địa phương. Mỗi học sinh chỉ được phép lưu ban 1 lần trong mỗi bậc học.
- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú diện được hưởng học bổng chính sách, nhưng đồng thời là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi thì vẫn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi.
(2) Chế độ thưởng:
Học sinh nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên (ở năm học trước đó) được Nhà trường thưởng một lần/năm như sau:
- 400.000 đồng nếu đạt khá;
- 600.000 đồng nếu đạt giỏi;
- 800.000 đồng nếu đạt xuất sắc.
Lưu ý: Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2024.
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?
- 15+ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, chọn lọc? Mục tiêu giáo dục là gì?
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?