Giáo dục số thông minh là gì?
Giáo dục số thông minh là gì?
Giáo dục số thông minh hay giáo dục 4.0 là một mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng tối đa công nghệ số để tạo ra môi trường học tập tương tác, linh hoạt và cá nhân hóa.
Mục tiêu của giáo dục số thông minh là phát triển toàn diện năng lực của người học, trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thích ứng với cuộc sống và công việc trong kỷ nguyên số.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Giáo dục số thông minh là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ trọng tâm khi ứng dụng công nghệ thông tin tiến đến giáo dục số thông minh ra sao?
Ngày 14/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 4324/BGDĐT-CNTT năm 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2024-2025.
Cụ thể trong đó niệm vụ trọng tâm khi ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2024-2025 gồm:
Chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá;
Chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục;
Tiếp tục triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục.
Như vậy, có thể thấy rằng 3 nhiệm vụ trên trong năm học mới 2024-2025 sẽ góp phần quan trong trong công cuộc giáo dục số thông minh trong tương lai.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số hướng đến giáo dục số thông minh ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Công văn 4324/BGDĐT-CNTT năm 2024 hướng dẫn chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục như sau:
(1) Tiếp tục triển khai phần mềm quản trị nhà trường tới 100% cơ sở giáo dục, tối thiểu triển khai các phân hệ: quản lý người học (hồ sơ, kết quả quá trình học tập, rèn luyện, học bạ, sức khỏe), quản lý đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất (trong đó có danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, nhà công vụ cho giáo viên, phòng học, nước sạch, công trình vệ sinh), y tế học đường, tài chính (thanh toán không dùng tiền mặt); đảm bảo kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.
(2) Tham mưu lãnh đạo các cấp bố trí nguồn lực để triển khai học bạ số trong giáo dục phổ thông; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu văn bằng, chứng chỉ hướng đến triển khai văn bằng số, chứng chỉ số và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ GDĐT.
(3) Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu theo Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo, trong đó tập trung triển khai một số nhiệm vụ như sau:
- Tiếp tục triển khai mở rộng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm nâng cao tiện ích và hiệu quả cho công tác quản lý giáo dục (cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, giáo dục thể chất, giáo dục dân tộc, công tác chính trị học sinh sinh viên, cơ sở vật chất và chuyển đổi số).
- Tổ chức cập nhật dữ liệu trên các hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo yêu cầu của Bộ GDĐT; hoàn thiện dứt điểm việc cập nhật đầy đủ số định danh cá nhân của giáo viên và người học; cập nhật đầy đủ kết quả học tập của người học trên cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục theo từng kỳ học; đặc biệt, hoàn thiện đầy đủ thông tin của học sinh, học viên lớp 12 phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non và thông tin của học sinh phục vụ tuyển sinh đầu cấp (lớp 6 và lớp 10 trường phổ thông dân tộc nội trú).
- Nâng cấp, triển khai hệ thống thông tin phổ cập giáo dục xóa mù chữ trên cơ sở kết nối và kế thừa dữ liệu sẵn có từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê giáo dục định kỳ đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên cấp Trường/Trung tâm, Phòng, Sở GDĐT (kỳ đầu năm học và kỳ cuối năm học) đứng thời hạn, đầy đủ, chính xác nội dung theo quy định về chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục, quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GDĐT và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ GDĐT.
Cũng bên cạnh đó, căn cứ tiểu mục 3 Mục 2 Công văn 4324/BGDĐT-CNTT năm 2024 hướng dẫn tiếp tục triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục, trong đó ưu tiên một số dịch vụ như sau:
- Dịch vụ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông trực tuyến; Dịch vụ đăng ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non trên Cổng dịch vụ công quốc gia mức độ toàn trình.
- Dịch vụ trực tuyến về đăng ký, xét tuyển học sinh đầu các cấp học; Dịch vụ công nhận văn bằng, chứng chỉ, hướng tới triển khai ở mức độ toàn trình.
- Tập trung triển khai 03 nhóm dịch vụ công trực tuyến, toàn trình liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo Quyết định 206/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đẩy mạnh thanh toán học phí, các khoản thu bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; kết nối phần mềm quản lý học phí, quản lý các khoản thu của cơ sở giáo dục với các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có Nền tảng thanh toán trực tuyến cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Mẫu thiệp mời sinh nhật tiếng anh đẹp nhất? Học sinh cấp THCS phải viết được thiệp mời sinh nhật bằng tiếng anh đúng không?
- Trung tâm giáo dục thường xuyên có phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?
- Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
- Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?