Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật? Các nguyên tắc giáo dục pháp luật hiện nay?

Khái niệm quan hệ pháp luật là gì? Quan hệ pháp luật có các đặc điểm như thế nào? Các nguyên tắc giáo dục pháp luật hiện nay?

Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật?

Hiện nay chưa có quy định nào của pháp luật giải thích quan hệ pháp luật là gì?, tuy nhiên có thể hiểu quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.

Có 04 đặc điểm của quan hệ pháp luật bao gồm:

- Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

- Quan hệ pháp luật mang tính ý chí.

- Quan hệ pháp luật có tính xác định cao.

- Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ pháp lý và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do Nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó thì được gọi là chủ thể của quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật như sau:

- Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được Nhà nước thừa nhận, bằng hành vi xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.

Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các bên tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật. Khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật? Các nguyên tắc giáo dục pháp luật hiện nay?

Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật? Các nguyên tắc giáo dục pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)

Các nguyên tắc giáo dục pháp luật hiện nay?

Căn cứ Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định 5 nguyên tắc giáo dục pháp luật như sau:

- Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.

- Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.

- Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

- Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.

- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.

Yêu cầu về nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục?

Căn cứ Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân
1. Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.
2. Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
a) Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;
b) Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;
c) Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.

Như vậy, nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục phải được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.

Lý luận nhà nước và pháp luật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước là gì? Một số môn bắt buộc của sinh viên năm nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chức năng của nhà nước là gì? Phân loại chức năng của nhà nước? Nội dung giáo dục pháp luật ở cấp đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước là gì? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giáo dục pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức của pháp luật là gì? 3 hình thức của pháp luật? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật? Các nguyên tắc giáo dục pháp luật hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguồn gốc của pháp luật là gì? Nhà nước có chính sách gì để phổ biến, giáo dục pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu vi phạm pháp luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 6884

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;