Một tỉnh có bao nhiêu trường trung học phổ thông chuyên?
Một tỉnh có bao nhiêu trường trung học phổ thông chuyên?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT quy định về trường chuyên như sau:
Hệ thống trường chuyên
1. Hệ thống trường chuyên bao gồm trường chuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trường chuyên thuộc tỉnh) và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.
2. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 (một) trường chuyên.
Như vậy, một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 trường trung học phổ thông chuyên.
Xem thêm: Quy định về việc chuyển trường của học sinh trường chuyên ra sao?
Một tỉnh có bao nhiêu trường trung học phổ thông chuyên? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý trường trung học phổ thông chuyên là cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cơ quan quản lý trường chuyên
1. Trường chuyên thuộc tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.
2. Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học do cơ sở giáo dục đại học quản lý theo quy định về công tác tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, tài chính, tuyển sinh và được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; chịu sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở về thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, tổ chức thi tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp.
Như vậy, cơ quan quản lý trường trung học phổ thông chuyên là các cơ quan sau:
- Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường chuyên thuộc tỉnh.
- Cơ sở giáo dục đại học đối với trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Quy định về lớp học trong trường trung học phổ thông chuyên ra sao?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (sau đây gọi chung là lớp chuyên).
- Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.
- Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.
- Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trường chuyên quyết định số môn học được tổ chức lớp chuyên và số lớp chuyên đối với từng môn chuyên.
Trường trung học phổ thông chuyên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT trường chuyên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và có thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức và thực hiện kế hoạch dạy học chương trình giáo dục nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Nghiên cứu vận dụng phù hợp, hiệu quả chương trình giáo dục và các phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến; thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học trong giáo dục phổ thông;
- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực nghiên cứu khoa học; sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp, dạy học và nghiên cứu khoa học;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên;
- Phát triển hoạt động hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục;
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định của pháp luật để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên;
- Tổ chức và quản lý các hoạt động nội trú của học sinh;
- Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý, giáo dục và đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường;
- Tổ chức theo dõi quá trình học tập và làm việc của cựu học sinh;
- Trong mỗi năm học, chủ trì tổ chức ít nhất 01 (một) hội thảo chuyên đề về tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường với sự tham gia của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông khác nhằm chia sẻ những giải pháp và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường chuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT.
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?
- Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
- Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?
- Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?
- Mẫu văn nghị luận xã hội về thói quen nhuộm tóc của học sinh hiện nay chọn lọc nhất? Học sinh lớp 12 được học môn tự chọn nào?
- Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?