Điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục là gì?
Điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục là gì?
Căn cứ tại Điều 57 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục như sau:
Điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục
Đáp ứng các điều kiện hoạt động như đối với trường trung học phổ thông quy định tại Điều 27 của Nghị định này và các điều kiện sau đây:
1. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên.
2. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên.
Như vậy, điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục như sau:
(1) Đáp ứng các điều kiện hoạt động như đối với trường trung học phổ thông, cụ thể:
- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:
+ Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;
+ Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;
+ Khối hành chính - quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;
+ Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;
+ Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;
+ Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.
- Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường.
- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học.
- Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
(2) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên.
(3) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên.
Xem thêm>> Một tỉnh có bao nhiêu trường trung học phổ thông chuyên?
Điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục là gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 58. Thủ tục để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường chuyên ra quyết định cho phép trường chuyên được hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.
Như vậy, thẩm quyền cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục thuộc về Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường chuyên.
Ai có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục
1. Thẩm quyền thành lập:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường chuyên công lập thuộc tỉnh hoặc cho phép thành lập trường chuyên tư thục thuộc tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở quyết định thành lập trường chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học theo đề nghị của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.
2. Hồ sơ, trình tự thành lập hoặc cho phép thành lập trường chuyên được thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên như sau:
- Đối với trường trung học phổ thông chuyên công lập, tư thục: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đối với trường trung học phổ thông chuyên công lập, tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở của trường chuyên.
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?