Mẫu viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc lớp 6? Có tiến hành họp phụ huynh khi kết thúc học kỳ 1?
Mẫu viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc lớp 6?
Trong các cuộc họp, cuộc thảo luận hay vụ việc, biên bản đóng vai trò quan trọng trong việc ghi lại các ý kiến, quyết định và phân công nhiệm vụ. Đây là công cụ giúp đảm bảo mọi thông tin được truyền đạt một cách rõ ràng và minh bạch. Yêu cầu đối với mẫu viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc như sau
(1) Về hình thức, bố cục cần có:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ (không bắt buộc)
- Tên văn bản (biên bản về việc gì)
- Thời gian, địa điểm ghi biên bản.
- Thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản.
- Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung cơ bản, ghi đầy đủ ý kiến phát biểu các bên, lập luận các bên, ý kiến của chủ tọa…)
- Phần kết thúc (ghi thời gian cụ thể, chữ kí của thư kí và chủ tọa)
(2) Về nội dung, thông tin cần bảo đảm:
- Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể.
- Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.
- Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm.
Đề bài: Giả sử trong một cuộc thảo luận nhóm (hoặc một cuộc họp lớp), em được giao nhiệm vụ làm thư kí. Hãy viết biên bản cuộc thảo luận hoặc cuộc họp ấy.
BIÊN BẢN CUỘC HỌP LỚP 6A Thời gian: 8h00, ngày 7 tháng 2 năm 2025 Địa điểm: Phòng học lớp 6A Chủ trì: Cô Nguyễn Thị Mai Thư ký: [Tên em] Tham dự: Các bạn trong lớp 6A Nội dung cuộc họp: - Mở đầu cuộc họp: + Cô Nguyễn Thị Mai mở đầu cuộc họp và giới thiệu mục đích cuộc thảo luận hôm nay là bàn về việc tổ chức lễ hội mùa xuân của lớp. + Cô yêu cầu các bạn chia sẻ ý tưởng và góp ý cho kế hoạch tổ chức. Các vấn đề thảo luận: - Phân công công việc: + Bạn Lan được giao nhiệm vụ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. + Bạn Tuấn chịu trách nhiệm trang trí lớp học. + Bạn Mai và bạn Minh sẽ chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho lễ hội. - Thời gian tổ chức: Cuộc họp thống nhất sẽ tổ chức vào ngày 20 tháng 2, vào lúc 14h00. - Ngân sách: Lớp đồng ý mỗi học sinh sẽ đóng góp 20.000 đồng để chi trả cho các khoản phí cần thiết. Kết luận: - Cô Nguyễn Thị Mai tổng kết lại các công việc đã phân công và yêu cầu mỗi bạn chuẩn bị tốt phần việc của mình trước ngày lễ hội. - Cô nhấn mạnh cần sự hợp tác của tất cả các bạn để buổi lễ hội diễn ra thành công. Kết thúc cuộc họp: Cuộc họp kết thúc vào lúc 9h00 cùng ngày. Biên bản được ghi bởi: [Tên em] Thư ký cuộc họp |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN CUỘC HỌP LỚP 6A Thời gian: 8h00, ngày 7 tháng 2 năm 2025 Địa điểm: Phòng học lớp 6A Chủ trì: Nguyễn Mỹ Phương - Lớp trưởng Thư ký: [Tên em] Thành phần tham dự: - Các bạn trong lớp 6A - Giáo viên chủ nhiệm: cô Trần Tú Hảo Nội dung cuộc họp: 1. Lớp trưởng đã phổ biến đến tập thể lớp kế hoạch cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày 26 tháng 3 - Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Tập thể biểu quyết lựa chọn các tiết mục văn nghệ gồm: Hát tập thể bài “Nối vòng tay lớn”: 23/45 Múa truyền thống: 12/45 - Tập thể thống nhất chọn hình thức dự thi là hát tập thể. - Chủ toạ tiến hành phân chia công việc: + Các thành viên tham dự hát tập thể: 15 bạn hát chính, 5 bạn hát bè. + Các bạn học sinh tự ứng cử: Mai Trang, Thu Hà, Minh Đức, Anh Tuấn, Đỗ Phương. 2. Giáo viên chủ nhiệm tổng kết lại: - Đồng ý với tiết mục văn nghệ được lựa chọn. - Góp ý về trang phục tham dự, đề cử một số gương mặt tham dự tiết mục văn nghệ. Kết luận: - Cô Nguyễn Thị Mai tổng kết lại các công việc đã phân công và yêu cầu các bạn chuẩn bị chu đáo để buổi lễ hội diễn ra thành công. - Cô cũng nhắc nhở lớp cần có sự hợp tác chặt chẽ để lễ hội đạt kết quả tốt nhất. Kết thúc cuộc họp: Cuộc họp kết thúc vào lúc 10h00 ngày 7 tháng 2 năm 2025 Biên bản được ghi bởi: [Tên em] Thư ký cuộc họp |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc lớp 6? (Hình ảnh từ Internet)
Có tiến hành họp phụ huynh khi kết thúc học kỳ 1?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định họp phụ huynh như sau:
Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì khi kết thúc học kì 1 thì sẽ tiến hành họp phụ huynh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức thành mấy cấp?
Tại Điều 3 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
a) Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
b) Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
2. Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
a) Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).
b) Thành viên tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
c) Số lượng các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.
...
Theo đó, ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức thành hai cấp là Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp gồm từ 3 đến 5 thành viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thành viên tham gia là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/MDV/thang-2-2025/truyen-thuyet.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTH/hinh_anh_1114.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTH/hinh_anh_1106.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTH/hinh_anh_1115.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTH/hinh_anh_1116.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTH/hinh_anh_1117.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/MDV/thang-2-2025/thuat-lai.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTH/hinh_anh_1112.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTH/hinh_anh_1086.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTH/hinh_anh_1091.jpg)
- Top 3 Văn mẫu thuật lại một sự việc lớp 4? Quy trình viết đoạn văn, văn bản môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Vợ nhặt của Kim Lân? Môn Ngữ văn lớp 12 có những yêu cầu cần đạt nào về đọc mở rộng?
- 02 mẫu bài văn về vấn đề biến đổi khí hậu? Môn Ngữ văn lớp 10 có yêu cầu cần đạt gì về đọc hiểu nội dung của văn bản nghị luận?
- Hướng dẫn lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện? Tiếng Việt lớp mấy yêu cầu viết bài văn kể lại một câu chuyện?
- 4+ Mẫu viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc?
- Hiện tượng bạo lực học đường là gì? Quy định về phòng, chống bạo lực học đường ra sao?
- Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Ngân hàng TP HCM năm 2025 là gì?
- Lời bài hát Chăm Em Một Đời, Hợp âm bài hát Chăm Em Một Đời? Nội dung giáo dục môn Âm nhạc thành mấy giai đoạn?
- Lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 sâu sắc và ý nghĩa nhất? Công tác chăm sóc sức khỏe cho sinh viên đại học ra sao?
- Khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế? Ví dụ nguồn lực phát triển kinh tế?