Mẫu đoạn văn kể chuyện Hai bà Trưng ngắn gọn lớp 4? Kiến thức tiếng Việt lớp 4 gồm có gì?
Mẫu đoạn văn kể chuyện Hai bà Trưng ngắn gọn lớp 4?
Hai bà Trưng là những nữ anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ. Hai Bà Trưng thực chất là hai chị em gái tên thật là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Dưới đây là mẫu đoạn văn kể chuyện Hai bà Trưng ngắn gọn:
Mẫu đoạn văn kể chuyện Hai bà Trưng ngắn gọn Ngày xưa, dưới ách đô hộ của nhà Hán, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái của Lạc tướng Mê Linh, đã vô cùng phẫn nộ trước sự áp bức của giặc. Họ quyết định đứng lên lãnh đạo nhân dân nổi dậy, giành lại độc lập cho đất nước. Với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí sắt đá, Hai Bà Trưng đã kêu gọi mọi người cùng nhau đứng lên. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng lớn mạnh nhanh chóng, đánh bại quân Hán ở nhiều trận lớn. Năm Canh Tý (40), Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, hiệu là Trưng Nữ Vương. Thời kỳ này, đất nước thái bình, nhân dân sống yên ổn. Tuy nhiên, nhà Hán không chịu khuất phục, chúng quay trở lại xâm lược. Dù đã chiến đấu hết mình, nhưng do lực lượng yếu hơn, Hai Bà Trưng và nghĩa quân đã hy sinh anh dũng. Câu chuyện về Hai Bà Trưng không chỉ là một câu chuyện lịch sử mà còn là một bài ca ca ngợi tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần ghi nhớ công ơn của Hai Bà Trưng và luôn cố gắng học tập, rèn luyện để xứng đáng là con cháu của dân tộc anh hùng. |
Lưu ý: Nội dung văn kể chuyện Hai bà Trưng ngắn gọn chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu đoạn văn kể chuyện Hai bà Trưng ngắn gọn lớp 4? (Hình từ Internet)
Kiến thức tiếng Việt lớp 4 gồm có gì?
Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định nội dung kiến thức tiếng việt lớp 4 bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
1. Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức
2.1. Vốn từ theo chủ điểm
2.2. Công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong từ điển
2.3. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu
2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng
2.5. Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt nghĩa
3.1. Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng
3.2. Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng
3.3. Câu và thành phần chính của câu: đặc điểm và chức năng
3.4. Trạng ngữ của câu: đặc điểm và chức năng (bổ sung thông tin)
3.5. Công dụng của dấu gạch ngang ( đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê); dấu gạch nối (nối các từ ngữ trong một liên danh); dấu ngoặc kép (đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu); dấu ngoặc đơn (đánh dấu phần chú thích)
4.1. Biện pháp tu từ nhân hoá: đặc điểm và tác dụng
4.2. Câu chủ đề của đoạn văn: đặc điểm và chức năng
4.3. Cấu trúc ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của văn bản: đặc điểm và chức năng của mỗi phần
4.4. Kiểu văn bản và thể loại
- Bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh hoạ
- Bài văn miêu tả: bài văn miêu tả con vật, cây cối
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật
- Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật hay một sự việc, nêu lí do vì sao có ý kiến như vậy
- Văn bản hướng dẫn các bước thực hiện một công việc; giấy mời, đơn, thư, báo cáo công việc
5. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
Lớp tiểu học có tối đa bao nhiêu học sinh?
Căn cứ tại Điều 16 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Lớp học, tổ chức lớp học, khối lớp học, điểm trường
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Mỗi lớp học hoà nhập có không quá 02 học sinh khuyết tật, trường hợp đặc biệt, hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện thực tế để sắp xếp, bố trí thêm học sinh khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những học sinh khuyết tật có nhu cầu và có khả năng học tập đều được đi học.
Ở những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép. Số lượng học sinh và số nhóm trình độ trong một lớp ghép phải phù hợp với năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện thực tế của nhà trường. Một lớp ghép có không quá 02 nhóm trình độ, trường hợp đặc biệt sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không quá 03 nhóm trình độ. Một lớp ghép có không quá 15 học sinh.
…..
Như vậy, đối chiếu quy định thì lớp tiểu học có tối đa 35 học sinh.
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?