Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là mới nhất 2024?
Sự tích cây thì là là một truyện cổ tích Việt Nam giải thích nguồn gốc tên gọi của cây thì là và truyền tải bài học về lòng hiếu thảo.
Dưới đây là 2 mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là mới nhất năm học 2024 - 2025:
Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là số 1 Ngày xưa, khi cây cối trên trái đất chưa có tên, ông Trời quyết định gọi tất cả các loài cây lên để đặt tên cho từng loại. Các cây lớn nhỏ đều háo hức đến thật sớm để được nhận tên từ ông Trời. Ông Trời lần lượt đặt tên cho từng cây. Những cây cao to như cây dừa, cây cau, cây mít, hay những cây nhỏ bé như cây ổi, cây cam đều đã được gọi tên. Khi buổi lễ gần kết thúc, bỗng từ xa, một cây nhỏ xíu, lá li ti, thân hình mảnh mai, hớt hải chạy tới xin được đặt tên. Ông Trời nhìn cây nhỏ, ngạc nhiên hỏi: - Sao con đến trễ thế? Cây nhỏ lễ phép thưa: - Thưa ông Trời, vì con phải chăm sóc bà con đang ốm nặng nên không thể đến sớm được ạ. Nghe vậy, ông Trời mỉm cười và khen ngợi: - Con thật hiếu thảo. Thế con có ích gì cho con người? Cây nhỏ trả lời: - Dạ, con tuy nhỏ bé nhưng khi người ta nấu canh riêu cá hay làm chả cá, nếu thiếu con thì món ăn sẽ không ngon đâu ạ. Ông Trời đang suy nghĩ để đặt tên cho cây nhỏ thì bỗng ngập ngừng nói: - Tên của con... thì... là... thì... là... Nghe vậy, cây nhỏ vui mừng reo lên: - Ôi, con đã được đặt tên là cây thì là! Con cảm ơn ông Trời ạ! Từ đó, cây nhỏ bé ấy mang tên là cây thì là, một loại cây mảnh mai nhưng rất hữu ích trong bữa ăn của mọi người. Và câu chuyện này cũng nhắc nhở chúng ta rằng, dù nhỏ bé nhưng chỉ cần có lòng hiếu thảo và làm việc tốt, chúng ta sẽ luôn được yêu thương và trân trọng. Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là số 2 Xin chào các bạn, mình là cây thì là nhỏ bé đây! Các bạn có tò mò vì sao mình lại có tên là "thì là" không? Để mình kể cho mà nghe nhé! Ngày xưa, ông Trời tổ chức một buổi lễ lớn để đặt tên cho tất cả các loài cây. Từ sáng sớm, những cây lớn như cây dừa, cây mít đã tề tựu đông đủ, còn mình thì mãi đến muộn. Chắc các bạn thắc mắc vì sao đúng không? Là vì lúc đó bà mình bị ốm, mình phải chăm sóc bà trước khi lên đường. Khi mình đến nơi, các loài cây đã được đặt tên hết rồi. Mình rụt rè tiến tới và thưa với ông Trời: Thưa ông, con đến muộn, xin ông đừng quên con ạ! Ông Trời nhìn mình và hỏi: Con bé nhỏ thế này, con có ích gì? Mình liền đáp ngay: Dạ, con tuy nhỏ nhưng giúp món canh riêu cá hay chả cá thêm thơm ngon ạ! Ông Trời cười tươi và ngập ngừng nói: Vậy tên con… thì… là… thì… là… Mình nghe xong thì mừng rỡ nghĩ rằng tên mình là "thì là"! Từ đó, mình tự hào mang cái tên này, góp phần làm bữa ăn của mọi người thêm tròn vị. Dù nhỏ bé, mình vẫn được yêu mến, phải không nào? Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là số 3 Ngày xưa, cây cối trên trái đất chưa có tên gọi. Ông Trời quyết định triệu tập tất cả các loài cây lên để đặt tên cho từng loại. Các cây lớn nhỏ đều háo hức đến sớm để nhận tên. Ông Trời lần lượt đặt tên cho từng cây: cây dừa, cây cau, cây mít... Khi các loài cây đã có tên, bỗng một cây nhỏ bé, mảnh khảnh, lá nhỏ xíu đến xin được đặt tên. Ông Trời hỏi cây nhỏ có ích gì, cây thưa rằng khi nấu canh riêu cá hoặc làm chả cá, chả mực mà thiếu nó thì món ăn mất ngon. Ông Trời đang suy nghĩ nên đặt tên gì, nói: "Tên chú thì... là... thì... là...". Cây nhỏ tưởng mình được đặt tên là "thì là" nên mừng rỡ chạy về khoe với bạn bè. Từ đó, cây được gọi là cây thì là. |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
Căn cứ Điều 3 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
Có thể đánh giá học sinh lớp 5 bằng những phương pháp nào?
Theo Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT giáo viên có thể đánh giá học sinh lớp 5 bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?