Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chủ đề làm theo lời Bác và ý chí tự lực tự cường?
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè năm 2024 dành cho giáo viên?
1. Bài thu hoạch chính trị hè năm 2024 dành cho giáo viên chuyên đề học tập và làm theo lời Bác
Phần 1 Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Phần 2 Cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và những vấn đề đặt ra về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên hiện nay Phần 3 Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; 1. Vị trí, vai trò Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là gốc của mọi công việc, Có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. “Đảng là do nhiều người cách mạng họp lại” ; “Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên. Mọi công việc của Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết của Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện” Người từng chỉ rõ: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” .... 2. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo lời Bác Nội dung tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gồm những nội dung sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta điều gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy là không có tinh thần trách nhiệm (…) Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là: nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ (…) Công việc kháng chiến kiến quốc ngày càng nhiều, càng mới, càng to, càng phức tạp, cán bộ ta không khỏi vấp váp khuyết điểm; nhưng với sự giáo dục của Đảng, của Chính phủ và của quần chúng, cùng với lòng kiên quyết dùi mài tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chúng ta nhất định chiến thắng khuyết điểm” Từ quan điểm Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm và nội dung các quan điểm của Người về phẩm chất, tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và qua tấm gương đạo đức, phong cách sáng ngời của Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng và Nhân dân, tựu chung lại có thể thấy tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. |
2. Bài thu hoạch chính trị hè năm 2024 dành cho giáo viên chuyên đề ý chí tự lực tự cường
Phần 1 Giới thiệu, phát biểu khái niệm tự lực, tự cường. Nêu một số dẫn chứng lịch sử về tự lực tự cường Phần 2 Vai trò của ý chí tự lực tự cường. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay. Phần 3 Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; Về ý chí tự lực, tự cường - Một là, ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế. - Hai là, ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Hồ Chí Minh khẳng định, nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc chính là sức mạnh của toàn dân tộc. - Ba là, ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng. - Bốn là, ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân. - Năm là, ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc. Về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc 1. Xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. 2. Thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho Nhân dân. 3. Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân. 4. Phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài 5. Luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáo điều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của nước khác Liên hệ bản thân: Trong những năm công tác trong ngành giáo dục bản thân tôi luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được giao. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hoà nhã thân ái với mọi người, hết lòng vì nhân dân phục vụ. Luôn tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng như của Ngành. Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết cơ quan đơn vị. Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ. Luôn động viên những người thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá. Bên cạnh những ưu điểm, bản thân tôi nhận thấy mình cũng còn những nhược điểm như đôi lúc làm việc còn chưa khoa học, chưa hệ thống, tinh thần làm việc đôi lúc chưa thật sự sâu sát, tỉ mỉ. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện: Nước ta đặt biệt là TP HCM hiện nay đang trong giai đoạn hết sức khó khăn do đại dịch Covit-19 hoành hành, do vậy tôi không ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với điều kiện xã hội mới. Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân. Luôn nêu gương trước đồng nghiệp, học sinh. |
Lưu ý: Nội dung mẫu bài thu hoạch chính trị hè năm 2024 dành cho giáo viên chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè năm 2024 dành cho giáo viên? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT nguyên tắc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên như sau:
- Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm và nhu cầu phát triển của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, của địa phương và của ngành.
- Bảo đảm đề cao ý thức tự học, bồi dưỡng liên tục tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý.
- Thực hiện phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng thường xuyên.
- Bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.
Có mấy loại hình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT có 3 loại hình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cụ thể như sau:
[1] Tập trung: Thực hiện bồi dưỡng tập trung; hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành.
Thời lượng, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập bồi dưỡng tập trung được thực hiện theo phân cấp quản lý nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX và các quy định tại Quy chế này.
[2] Từ xa: Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho giáo viên, cán bộ quản lý bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX và các quy định tại Quy chế này;
[3] Bán tập trung: Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa được quy định tại [1] [2] này đảm bảo hiệu quả và yêu cầu BDTX giáo viên, cán bộ quản lý.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?