Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
Dưới đây là nội dung tham khảo mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:
Xem thêm:>>>
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè năm 2024 chủ đề làm theo lời Bác và ý chí tự lực tự cường?
chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Phần 1: Mở đầu Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và Nhân dân ta. Đảng ta xác định jọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục, lâu dài thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: ... tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuvên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ . Nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh rất phong phú, thể hiện trong toàn bộ di sản và cuộc đời hoạt động cách mạng của người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Phần 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta. Dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, Đại hội IX của Đảng xác định tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: - Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; - Về sức mạnh của Nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; - Về quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân; - Về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; - Về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; - Về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của Nhân dân ... Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ thể hiện ở việc xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng và ban hành bản Hiến pháp mới. Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện quyền lực của Nhân dân. Điều đó thể hiện rõ ở Chương II Hiến pháp năm 1946 gồm 18 điều quy định về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, Điều 6 Hiến pháp ghi rõ: “Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của Nhân dân. Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ Nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân” . .... Phần 3: Đạo đức Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, nếu không có đạo đức làm nền tảng, làm cái căn bản thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân. Đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách. Người viết: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước” ; “khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt: đạo đức và tài năng, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, trong đó, Người xác định đạo đức, phẩm chất, hồng là gốc, là nền tảng, nhưng điều đó không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài phải kết hợp, phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì. Những phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng bao gồm: - Trung với nước, hiếu với dân - Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - Tinh thần quốc tế trong sáng ... Phần 4: Phong cách Hồ Chí Minh Phong cách tư duy Phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại Từ cách tiếp cận vấn đề một cách khoa học, gắn với yêu cầu của thực tiễn và điều kiện lịch sử, Người đã vượt qua các lớp sĩ phu yêu nước tiền bối, sớm nhận thức được những vấn đề của thời đại mình. Phong cách tư duy mới đã giúp Nguyễn Ái Quốc có quyết định đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước. Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo: là phong cách tư duy không giáo điều, rập khuôn, không vay mượn của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn. Phong cách làm việc Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gần gũi với Nhân dân, qua đó thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Tư tưởng trọng dân và tin dân nhất quán từ trong suy nghĩ và hành động thường nhật hằng ngày của Hồ Chí Minh. Chính vì trọng dân, tin dân và thương dân, nên Người lấy dân làm đối tượng phục vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tin dân, tin tưởng vào khả năng và sức mạnh của Nhân dân. Phong cách quần chúng của người bắt nguồn từ tư tưởng của Người: "Nước lấy dân làm gốc" Phong cách diễn đạt Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong cách nói và viết của Người. Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà tuyên truyền, nhà báo, nhà thơ, nhà văn,... đã có nhiều tác phẩm thuộc các thể loại như báo chí, tiểu phẩm, thơ ca, truyện ký, kịch, văn chính luận... Tùy theo mục đích, đối tượng, thể loại mà Người có cách viết khác nhau, theo tiêu chí mà Người xác định là: Viết cho ai? Viết để làm gì... Từ đó, Người có phong cách diễn đạt rất đa dạng, phong phú: uyên bác, hàn lâm đối với các chính khách phương Tây; hàm súc, “ý tại ngôn ngoại” đối với các bậc đại nho; mộc mạc, giản dị đối với những đồng bào còn ít chữ... Phong cách sống Trong phong cách sống của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất mực giản dị, thanh cao, đạm bạc trong đời sống vật chất, nhưng lại vô cùng phong phú về những giá trị đạo đức - tinh thần; chứa chan tình yêu thương con người, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp... với những rung động, nhạy cảm của một tâm hồn nghệ sĩ |
Nguyên tắc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phải đảm bảo như sau:
- Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm và nhu cầu phát triển của cơ sở giáo dục, của địa phương và của ngành.
- Bảo đảm đề cao ý thức tự học, bồi dưỡng liên tục tại cơ sở giáo dục, việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý.
- Thực hiện phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng thường xuyên.
- Bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong bồi dưỡng thường xuyên giáo viên?
Theo Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trong bồi dưỡng thường xuyên giáo viên như sau:
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ: Ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức kiểm tra công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý trên phạm vi toàn quốc; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý;
+ Thực hiện các công việc khác liên quan được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công.
- Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục và các đơn vị chức năng thuộc Bộ có liên quan thanh tra hoạt động BDTX.
- Các đơn vị khác thuộc Bộ: Phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?