Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chủ đề ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành giáo dục?

Giáo viên tham khảo mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chủ đề ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành giáo dục?

Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chủ đề ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành giáo dục?

Giáo viên các cấp, cán bộ quản lý giáo dục có thể tham khảo Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chủ đề ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành giáo dục dưới đây:

Bài thu hoạch chính trị hè ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành giáo dục


Phần 1: Mở đầu khái niệm và nêu khái quát cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Khái niệm cách mạng công nghiệp: cụm từ “cách mạng công nghiệp” hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi kinh tế mà còn biến đổi cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện.

Giáo viên nêu khái quát khái niệm về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên thế giới đang diễn ra tại nhiều nước phát triển.

...Giáo viên triển khai thêm các nội dung liên quan đến các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây....

Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng này đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi diễn ra trong quá trình phát triển này tạo ra sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của hầu hết các ngành công nghiệp trên thế giới.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cho phép chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngược lại, cuộc cách mạng này cũng có thể dẫn đến sự bất bình đẳng thậm chí còn cao hơn khi các công nghệ mới sẽ thay thế các công việc sử dụng nhiều lao động.

Phần 2: Đi vào nội dung ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành giáo dục

1. Làm thay đổi hoạt động trong các cơ sở đào tạo:

Theo đó, các phương thức giảng dạy cũ đang phải thay đổi phù hợp với nhu cầu của xã hội. Với sự vận dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 thì người học ở bất cứ đâu đều có thể truy cập vào thư viện của nhà trường để tự học, tự nghiên cứu.

Những lớp học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo có tính mô phỏng, bài giảng được số hóa và chia sẻ qua những nền tảng như Facebook, YouTube, Zoom... sẽ trở thành xu thế phát triển trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong thời gian tới. Khi đó, kiến thức không thể bó hẹp và độc quyền bởi một người hay trong một phạm vi tổ chức. Người học có nhiều cơ hội để tiếp cận, tích lũy, chắt lọc cái mới, cái hay, có nhiều cơ hội để trở thành một công dân toàn cầu - người lao động tương lai có khả năng làm việc trong môi trường sáng tạo và có tính cạnh tranh.

...Giáo viên triển khai thêm....

2. Xuất hiện các phần mềm học tập

Tại nhiều nước, các phần mềm học tập thích ứng này đã nhanh chóng thay thế từng phần hoặc toàn bộ vai trò của sách giáo khoa trong lớp học.

Các phần mềm giáo dục đã được đưa vào sử dụng có khả năng thích nghi với năng lực của mỗi học sinh và cho phép học sinh theo học với tốc độ phù hợp với nhu cầu của bản thân.

3. Có sự thay đổi đến vai trò của người giáo viên trong lớp học

Hệ thống quản lý trường học với sự hỗ trợ của công nghệ có thể cung cấp hệ thống dữ liệu giúp giáo viên theo dõi sự tiến bộ của mỗi lớp học, qua đó có những phản hồi ngay lập tức với những khó khăn mà học sinh đang gặp phải. Nhưng công nghệ dù hiện đại và quan trọng đến đâu cũng không thay thế được vai trò của giáo viên hoặc biến người giáo viên thành rô-bốt. Bởi vậy, làm thế nào để tận dụng và làm chủ công nghệ, để công cụ này hỗ trợ và tạo ra sự tự do, sáng tạo trong giáo dục là một thách thức với mỗi giáo viên và cơ sở giáo dục.

Phần 3: Thách thức và cơ hội đối với giáo dục Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta luôn dự liệu trước những thách thức trong hoạt động giáo dục cho thế hệ tương lai. Ngày 04-5-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg Về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều giải pháp quan trọng. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới.

...Giáo viên triển khai thêm một vài chính sach của nhà nước....

Thuận lợi về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên - lực lượng đóng vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục - luôn được quan tâm, đầu tư và hỗ trợ tăng cường năng lực. Các chuẩn, quy chuẩn về nghề nghiệp của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên đang được chuẩn bị ban hành.

Khó khăn: Nêu ra một số khó khăn thực tế của giáo viên trong việc giảng dạy trực tuyến, sử dụng phần mềm quản lý giáo dục.

Phần 4: Những việc Ngành giáo dục cần làm:

Đổi mới phương thức đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt động giảng dạy và học, nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm: cơ ngơi trường học, trang thiết bị hiện đại, thư viện...

Gắn việc dạy và học với thực tiễn. Giáo dục cần phải mô phỏng và chuẩn bị cho người học bước vào cuộc sống thực tiễn càng nhiều càng tốt khi công nghệ đã làm cho khả năng tiếp cận kiến thức trở nên dễ dàng khiến kiến thức không còn mang ý nghĩa “bảo hiểm” cho tương lai của người học như trước đây.

....

Lưu ý: Nội dung Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chủ đề ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành giáo dục chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chủ đề ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành giáo dục?

Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chủ đề ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành giáo dục? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là gì?

Căn cứ Điều 14 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bồi dưỡng thường xuyên giáo viên như sau:

- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục:

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ: Ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý trên phạm vi toàn quốc; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý;

+ Thực hiện các công việc khác liên quan được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công.

- Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục và các đơn vị chức năng thuộc Bộ có liên quan thanh tra hoạt động bồi dưỡng thường xuyên.

Các đơn vị khác thuộc Bộ: Phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên.

Viêc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT.

Viêc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:

- Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm và nhu cầu phát triển của cơ sở giáo dục, của địa phương và của ngành.

- Bảo đảm đề cao ý thức tự học, bồi dưỡng liên tục tại cơ sở giáo dục, việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý.

- Thực hiện phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng thường xuyên.

- Bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.

Bài thu hoạch chính trị hè
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch chính trị hè 2024 liên hệ bản thân về chống lại các thế lực chống phá trong môi trường giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 quy định 144 Bộ Chính Trị?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch chính trị hè 2024 theo Nghị Quyết 35?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch Chính trị hè 2024 về xây dựng Không gian văn hóa mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch chính trị hè liên hệ bản thân 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chuyên đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chủ đề làm theo lời Bác và ý chí tự lực tự cường?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè về vấn đề tham nhũng, tiêu cực trong giáo dục 2024?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 890

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;