Bài thu hoạch Chính trị hè 2024 về xây dựng Không gian văn hóa mới nhất?
Bài thu hoạch Chính trị hè 2024 về xây dựng Không gian văn hóa mới nhất?
Vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn 157-HD/TW năm 2024 về Bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị hè năm 2024 cho đội ngũ giảng viên, giáo viên hệ thống giáo dục quốc dân và sinh hoạt chính trị đầu khóa của học sinh, sinh viên.
Theo đó, mục đích nhằm giúp đội ngũ giảng viên, giáo viên các môn lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân nắm vững những nội dung cơ bản, những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ tám, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8;
Những kết quả đạt được của 40 năm đổi mới, nhất là trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; dự báo tình hình thế giới, khu vực, đất nước, những vấn đề mới trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội tác động đến công tác giảng dạy lý luận chính trị, công tác tư tưởng của thế hệ trẻ hiện nay.
Hướng dẫn làm bài thu hoạch Chính trị hè 2024 về xây dựng Không gian văn hóa mới nhất như sau:
*Mở đầu: Nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa: Văn hóa là bản sắc dân tộc, là động lực phát triển đất nước. Xây dựng không gian văn hóa là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài. Đặt vấn đề: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời xây dựng những không gian văn hóa hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân là một yêu cầu bức thiết. *Nội dung: 1. Khái niệm về không gian văn hóa: Định nghĩa không gian văn hóa. Các loại hình không gian văn hóa (không gian văn hóa vật thể và phi vật thể, không gian văn hóa cộng đồng, không gian văn hóa nghệ thuật...) Vai trò của không gian văn hóa trong đời sống xã hội. 2. Thực trạng xây dựng không gian văn hóa ở Việt Nam: Thành tựu đạt được: Các công trình văn hóa được đầu tư xây dựng. Các hoạt động văn hóa được tổ chức thường xuyên. Sự quan tâm của người dân đối với các hoạt động văn hóa ngày càng tăng. Hạn chế: Còn nhiều công trình văn hóa xuống cấp. Hoạt động văn hóa chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn. Ý thức bảo vệ di sản văn hóa chưa cao. 3. Nguyên nhân và giải pháp: Nguyên nhân: Thiếu nguồn lực đầu tư. Ý thức của người dân về bảo vệ di sản văn hóa còn hạn chế. Quản lý nhà nước về văn hóa chưa chặt chẽ. Giải pháp: Nhà nước: Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, có chính sách ưu đãi đối với các hoạt động văn hóa. Doanh nghiệp: Tham gia đầu tư xây dựng các không gian văn hóa. Người dân: Nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa, tham gia tích cực các hoạt động văn hóa. Các tổ chức xã hội: Đồng hành cùng Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển không gian văn hóa. 4. Liên hệ bản thân: Vai trò của cá nhân: Mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ di sản văn hóa, tham gia các hoạt động văn hóa. Những việc đã làm: Nêu những việc bản thân đã làm để góp phần xây dựng không gian văn hóa. Phương hướng hành động trong thời gian tới: Đề ra những kế hoạch cụ thể để tiếp tục đóng góp cho việc xây dựng không gian văn hóa. *Kết luận: Khẳng định lại tầm quan trọng của việc xây dựng không gian văn hóa. Đưa ra lời kêu gọi: Mỗi người dân cần chung tay góp sức để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa. Bày tỏ quyết tâm: Cá nhân bạn sẽ nỗ lực học tập và làm việc để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. |
Lưu ý: hướng dẫn bài thu hoạch chính trị hè trên mang tính chất tham khảo.
Bài thu hoạch Chính trị hè 2024 về xây dựng Không gian văn hóa mới nhất? (Hình từ Internet)
Sau bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị, giáo viên có cần tham gia bồi dưỡng thường xuyên không?
Đối tượng bồi dưỡng nêu tại Mục 2 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, thì đối tượng của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là:
Giáo viên đang giảng dạy ở trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông).
Căn cứ Mục 4 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Việc thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông gồm 03 chương trình bồi dưỡng được quy định tại mục III của Chương trình này.
2. Thời lượng bồi dưỡng:
a) Mỗi giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo thời lượng cụ thể như sau:
- Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);
- Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học);
- Chương trình bồi dưỡng 03: 01 tuần/năm học (40 tiết/năm học);
...
Theo đó, bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị và bồi dưỡng thường xuyên là bai chương trình bồi dưỡng độc lập, giáo viên vẫn cần tham gia các chương trình trên theo quy định.
03 nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là gì?
Theo Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT quy định 03 nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông gồm:
Chương trình bồi dưỡng 01: Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông
Chương trình bồi dưỡng 02: Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương
Chương trình bồi dưỡng 03: Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?