Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 3 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học như sau:
- Đối với các cơ sở giáo dục mầm non:
+ Nhà bếp: độc lập với các khối phòng chức năng khác; gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều.
+ Kho bếp: phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm; có lối nhập, xuất hàng thuận tiện, độc lập và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm; có thiết bị bảo quản thực phẩm; tường, trần, nền nhà khu vực kho thực phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc.
- Đối với trường tiểu học:
+ Nhà bếp độc lập với khối phòng học tập và hỗ trợ học tập; dây chuyền hoạt động một chiều, hợp vệ sinh.
+ Kho bếp: phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm; có lối nhập, xuất hàng thuận tiện, độc lập và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm; có thiết bị bảo quản thực phẩm. Tường, trần, nền nhà khu vực kho thực phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc.
+ Nhà ăn (đối với trường có tổ chức nội trú): trang bị đầy đủ các thiết bị; bảo đảm phục vụ cho học sinh.
Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học? (Hình từ Internet)
Vai trò bữa ăn học đường đối với sức khỏe học sinh là gì?
Theo tiểu mục 2 Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 vai trò bữa ăn học đường đối với sức khỏe học sinh là:
- Cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho học sinh đáp ứng nhu cầu hoạt động học tập và vận động, phát triển thể lực và trí lực theo lứa tuổi.
- Cung cấp, bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm cho các đối tượng học sinh trong diện chính sách được miễn phí bữa ăn học đường giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, đủ sức khỏe để học tập.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học, có lợi cho sức khỏe ở học sinh.
- Hỗ trợ kiểm soát các bệnh liên quan đến dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì...
Nguyên tắc chung trong tổ chức bữa ăn trường học?
Theo Mục 1 Phần 2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì nguyên tắc chung tổ chức bữa ăn trường học như sau:
(1). Bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết
- Đối với trẻ nhà trẻ (<36 tháng)
* Khuyến nghị năng lượng đối với trẻ nhà trẻ
* Tỉ lệ các chất sinh năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu
+ Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.
- Đối với trẻ mẫu giáo (36 - 72 tháng)
* Khuyến nghị năng lượng và chế độ ăn cho trẻ mẫu giáo
* Tỉ lệ các chất sinh năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
+ Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 52% - 60% năng lượng khẩu phần.
- Đối với học sinh tiểu học (6 đến 11 tuổi)
* Khuyến nghị năng lượng tại trường học
* Tỉ lệ các chất sinh năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
+ Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 20% - 30% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 55% - 65% năng lượng khẩu phần.
Ngoài năng lượng, chất đạm, chất béo và chất bột đường, cần đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất xơ.
(2). Bảo đảm tỷ lệ phân bổ năng lượng của các bữa ăn cho học sinh tại trường học
Phân bổ năng lượng của các bữa ăn cho học sinh tại trường học cần bảo đảm theo tỷ lệ chung đối với các bữa ăn trong ngày theo từng nhóm tuổi như sau:
* Năng lượng phân phối cho các bữa ăn của trẻ nhà trẻ (<36 tháng)
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ.
+ Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.
+ Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày.
+ Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
* Năng lượng phân phối cho các bữa ăn của trẻ mẫu giáo (36 - 72 tháng)
- Số bữa ăn cho trẻ mẫu giáo tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.
+ Bữa chiều cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
*Lưu ý: Trong điều kiện cho phép (về nhu cầu của phụ huynh, điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất...) cơ sở có thể tổ chức bữa ăn sáng cho trẻ. Tuy nhiên, khi tổ chức phải được sự thống nhất của ban giám hiệu, tập thể giáo viên và phụ huynh. Bữa sáng cung cấp khoảng 10% - 15% nhu cầu năng lượng cả ngày.
* Năng lượng phân phối cho các bữa ăn học đường của học sinh tiểu học
- Số bữa ăn cho học sinh tiểu học tại trường: một bữa chính và một bữa phụ
+ Bữa trưa đáp ứng 30-40% nhu cầu năng lượng khuyến nghị một ngày theo từng lứa tuổi.
+ Bữa phụ đáp ứng 5-10% nhu cầu năng lượng.
- Đối với trường tiểu học tổ chức bữa ăn học đường phân bố thành 4 bữa, năng lượng phân phối cho các bữa như sau:
+ Bữa sáng đáp ứng từ 25-30% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Bữa trưa đáp ứng từ 30-40% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Bữa phụ đáp ứng từ 5-10% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Bữa tối đáp ứng từ 25-30% nhu cầu năng lượng cả ngày.
- Đối với những trường tiểu học không tổ chức bữa ăn học đường hoặc tổ chức bữa ăn không có bữa phụ: Cần đảm bảo cung cấp tối thiểu cho trẻ đủ 3 bữa chính, không để trẻ nhịn ăn sáng đi học.
(3). Bảo đảm xây dựng thực đơn bữa ăn khoa học, cân đối, hợp lý
- Thực đơn bữa ăn học đường cần bảo đảm đa dạng thực phẩm. Chế biến gồm có món xào, món mặn, món canh, món tráng miệng. Nên đạt tối thiểu trên 10 loại thực phẩm khác nhau, có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc. Gồm: nhóm thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, thủy sản, trứng, đậu đỗ...), chất béo (dầu ăn, mỡ), chất bột đường (cơm, mì, phở, bún...), rau, trái cây, sữa.
- Thực đơn mang tính khả thi, chế biến hợp lý bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, phù hợp theo quy định và điều kiện của từng cơ sở.
- Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á lớp 11? Yêu cầu cần đạt trong nội dung khu vực Tây Nam Á của học sinh lớp 11?
- Những mẫu bài văn nghị luận lớp 7 học kì 1? Nội dung kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7?
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên? 5 nhiệm vụ dành cho học sinh lớp 10 năm học mới 2024 2025?
- Mẫu Thuyết minh về cây lúa nước ngắn gọn? Học sinh lớp 9 có thành tích học tập xuất sắc thì có được nhận giấy khen không?
- Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 vòng 8 năm 2024 2025 chi tiết nhất? 05 phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 3?
- Mẫu Viết báo cáo về Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều - Nguyễn Du? Nội dung chuyên đề văn học trung đại lớp 11?
- Top 5 đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình lớp 5? Đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5 theo bao nhiêu mức?
- Mẫu Đề thi Công nghệ lớp 3 học kì 1 mới nhất? Hiện nay học sinh lớp 3 có những nhiệm vụ gì cần thực hiện?
- Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 mới nhất? Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học ra sao?
- Từ năm 2025 thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT giữa điểm học bạ và điểm thi theo tỷ lệ 50-50?