Bữa ăn học đường tại trường mầm non, trường tiểu học là gì? Nguyên tắc chung để tổ chức bữa ăn học đường là gì?
Bữa ăn học đường tại trường mầm non, trường tiểu học là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 1 Phần 1 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì bữa ăn học đường hay bữa ăn ở trường học là bữa ăn được chuẩn bị để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho các em học sinh ở trường học.
Bữa ăn học đường có thể là bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, bữa chiều và các bữa phụ (bữa xế) vào giữa sáng hoặc giữa chiều. Số lượng các bữa ăn học đường thay đổi tùy theo loại hình tổ chức bán trú, nội trú và cấp học.
Bữa ăn học đường tại trường mầm non, trường tiểu học là gì? Nguyên tắc chung để tổ chức bữa ăn học đường là gì? (Hình từ Internet)
Vai trò bữa ăn học đường đối với sức khỏe học sinh tiểu học, trẻ em mầm non ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 1 Phần 1 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì vai trò bữa ăn học đường đối với sức khỏe học sinh, trẻ em mầm non như sau:
- Cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho học sinh đáp ứng nhu cầu hoạt động học tập và vận động, phát triển thể lực và trí lực theo lứa tuổi.
- Cung cấp, bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm cho các đối tượng học sinh trong diện chính sách được miễn phí bữa ăn học đường giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, đủ sức khỏe để học tập.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học, có lợi cho sức khỏe ở học sinh.
- Hỗ trợ kiểm soát các bệnh liên quan đến dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì...
Nguyên tắc chung trong tổ chức bữa ăn học đường là gì?
Theo Mục 1 Phần 2 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì nguyên tắc chung tổ chức bữa ăn học đường như sau:
(1). Bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết
- Đối với trẻ nhà trẻ (<36 tháng)
* Khuyến nghị năng lượng đối với trẻ nhà trẻ
* Tỉ lệ các chất sinh năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu
+ Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.
- Đối với trẻ mẫu giáo (36 - 72 tháng)
* Khuyến nghị năng lượng và chế độ ăn cho trẻ mẫu giáo
* Tỉ lệ các chất sinh năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
+ Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 52% - 60% năng lượng khẩu phần.
- Đối với học sinh tiểu học (6 đến 11 tuổi)
* Khuyến nghị năng lượng tại trường học
* Tỉ lệ các chất sinh năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
+ Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 20% - 30% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 55% - 65% năng lượng khẩu phần.
Ngoài năng lượng, chất đạm, chất béo và chất bột đường, cần đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất xơ.
(2). Bảo đảm tỷ lệ phân bổ năng lượng của các bữa ăn cho học sinh tại trường học
Phân bổ năng lượng của các bữa ăn cho học sinh tại trường học cần bảo đảm theo tỷ lệ chung đối với các bữa ăn trong ngày theo từng nhóm tuổi như sau:
* Năng lượng phân phối cho các bữa ăn của trẻ nhà trẻ (<36 tháng)
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ.
+ Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.
+ Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày.
+ Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
* Năng lượng phân phối cho các bữa ăn của trẻ mẫu giáo (36 - 72 tháng)
- Số bữa ăn cho trẻ mẫu giáo tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.
+ Bữa chiều cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
*Lưu ý: Trong điều kiện cho phép (về nhu cầu của phụ huynh, điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất...) cơ sở có thể tổ chức bữa ăn sáng cho trẻ. Tuy nhiên, khi tổ chức phải được sự thống nhất của ban giám hiệu, tập thể giáo viên và phụ huynh. Bữa sáng cung cấp khoảng 10% - 15% nhu cầu năng lượng cả ngày.
* Năng lượng phân phối cho các bữa ăn học đường của học sinh tiểu học
- Số bữa ăn cho học sinh tiểu học tại trường: một bữa chính và một bữa phụ
+ Bữa trưa đáp ứng 30-40% nhu cầu năng lượng khuyến nghị một ngày theo từng lứa tuổi.
+ Bữa phụ đáp ứng 5-10% nhu cầu năng lượng.
- Đối với trường tiểu học tổ chức bữa ăn học đường phân bố thành 4 bữa, năng lượng phân phối cho các bữa như sau:
+ Bữa sáng đáp ứng từ 25-30% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Bữa trưa đáp ứng từ 30-40% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Bữa phụ đáp ứng từ 5-10% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Bữa tối đáp ứng từ 25-30% nhu cầu năng lượng cả ngày.
- Đối với những trường tiểu học không tổ chức bữa ăn học đường hoặc tổ chức bữa ăn không có bữa phụ: Cần đảm bảo cung cấp tối thiểu cho trẻ đủ 3 bữa chính, không để trẻ nhịn ăn sáng đi học.
(3). Bảo đảm xây dựng thực đơn bữa ăn khoa học, cân đối, hợp lý
- Thực đơn bữa ăn học đường cần bảo đảm đa dạng thực phẩm. Chế biến gồm có món xào, món mặn, món canh, món tráng miệng. Nên đạt tối thiểu trên 10 loại thực phẩm khác nhau, có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc. Gồm: nhóm thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, thủy sản, trứng, đậu đỗ...), chất béo (dầu ăn, mỡ), chất bột đường (cơm, mì, phở, bún...), rau, trái cây, sữa.
- Thực đơn mang tính khả thi, chế biến hợp lý bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, phù hợp theo quy định và điều kiện của từng cơ sở.
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Công thức hóa học của rượu là gì? Học sinh sử dụng rượu có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
- Công thức Heron là gì? Quy định độ tuổi học sinh THPT?
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?
- Vì sao nói hà nội là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa giáo dục của đất nước? Thiết bị dạy học cần thiết đối với môn Lịch sử và Địa lí thế nào?