Công thức tính thời gian là gì? Chương trình môn Toán lớp mấy thì học sinh được học công thức tính thời gian?
Công thức tính thời gian là gì?
Công thức tính thời gian là một công thức cơ bản trong toán học và vật lý, giúp chúng ta tính toán khoảng thời gian cần thiết để di chuyển một quãng đường nhất định với một vận tốc cho trước.
Công thức tính thời gian thường được học ở bậc Tiểu học. Tuy nhiên, việc ứng dụng và làm quen với công thức này có thể bắt đầu từ sớm hơn, tùy thuộc vào chương trình học của từng trường công thức này có thể áp dụng để tính bài tập trong các môn như toán, vật lý...
Thời gian (t) = Quãng đường (s) / Vận tốc (v) t = s/v *Trong đó: t: Thời gian (thường được đo bằng giây, phút, giờ) s: Quãng đường (thường được đo bằng mét, kilômét) v: Vận tốc (thường được đo bằng mét/giây, kilômét/giờ) *Ví dụ: Một ô tô đi với vận tốc 60 km/h và đi quãng đường 180 km. Thời gian ô tô đi hết quãng đường là: t = s/v = 180 km / 60 km/h = 3 giờ *Lưu ý: Đơn vị: Khi sử dụng công thức này, bạn cần đảm bảo các đơn vị đo lường phải tương thích với nhau. Ví dụ, nếu quãng đường tính bằng mét thì vận tốc phải tính bằng mét/giây. Chuyển động đều: Công thức này áp dụng cho trường hợp chuyển động đều, tức là vật chuyển động với vận tốc không đổi. Ngoài ra, từ công thức trên, ta có thể suy ra các công thức liên quan: Tính quãng đường: s = v × t Tính vận tốc: v = s / t Công thức tính thời gian rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta giải quyết các bài toán liên quan đến việc di chuyển, lên kế hoạch cho các chuyến đi... |
*Lưu ý: Thông tin về công thức tính thời gian chỉ mang tính chất tham khảo./.
Công thức tính thời gian là gì? Chương trình môn Toán lớp mấy thì học sinh được học công thức tính thời gian? (Hình từ Internet)
Chương trình môn Toán lớp mấy thì học sinh được học công thức tính thời gian?
Căn cứ theo Mục V Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu cần đạt sau khi học môn Toán như sau:
Trong chương trình, hình học trực quan phần, đo lường bài Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng thì học sinh sẽ được học những nội dung như:
- Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: km2 (ki-lô-mét vuông), ha (héc-ta).
- Nhận biết được “thể tích” thông qua một số biểu tượng cụ thể.
- Nhận biết được một số đơn vị đo thể tích thông dụng: cm3 (xăng-ti-mét khối), dm3 (đề-xi-mét khối), m3 (mét khối).
- Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều; tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc: km/h (km/giờ), m/s (m/giây).
Như vậy, có thể thấy rằng chương trình môn Toán lớp 5 thì học sinh sẽ được học công thức tính thời gian.
Từ công thức tính vận tốc chúng ta có thể tính được thời gian di chuyển trong một chuyển động đều.
Xây dựng chương trình dạy học môn toán lớp 5 cần phải đảm bảo như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
Chương trình môn Toán quán triệt các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể;
Kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và các chương trình trước đó, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.
Đồng thời, chương trình môn Toán nhấn mạnh một số quan điểm sau:
- Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại
Chương trình môn Toán bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại thể hiện ở việc phản ánh những nội dung nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu hiểu biết thế giới cũng như hứng thú, sở thích của người học, phù hợp với cách tiếp cận của thế giới ngày nay. Chương trình quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”, ai cũng học được Toán nhưng mỗi người có thể học Toán theo cách phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân.
Chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hay các môn học, hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn học nhằm thực hiện giáo dục STEM, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...).
Điều này còn được thể hiện qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học với nhiều hình thức như: thực hiện những đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là những đề tài và dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn.
Tổ chức trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán,... tạo cơ hội giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo.
Như vậy, có thể thấy rằng chương trình dạy học môn toán lớp 5 nói riêng sẽ cần phải đảm bảo tinh gọn mà hiện đại.
- Mẫu văn nghị luận xã hội về thói quen nhuộm tóc của học sinh hiện nay chọn lọc nhất? Học sinh lớp 12 được học môn tự chọn nào?
- Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?
- Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Top 5 mẫu bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Học sinh lớp 12 phải đạt kiến thức văn học như thế nào?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?