Chương 1 Pháp luật đại cương học những nội dung gì?
Chương 1 Pháp luật đại cương học những nội dung gì?
Chương 1 Pháp luật đại cương học những nội dung sau:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước 1.1.1. Nguồn gốc, bản chất và các đặc trưng của nhà nước 1.1.1.1. Nguồn gốc của nhà nước 1.1.1.2. Các đặc trưng của nhà nước 1.1.2. Chức năng và hình thức của nhà nước 1.1.2.1. Chức năng của nhà nước 1.1.2.2. Hình thức nhà nước 1.1.3. Bộ máy nhà nước 1.2. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.1. Sự ra đời và bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.1.1. Sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.1.2. Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.2. Các chức năng cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.2.1. Chức năng đối nội 1.2.2.2. Chức năng đối ngoại 1.2.3. Hình thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.3.1. Về hình thức chính thể nhà nước 1.2.3.2. Về hình thức cấu trúc nhà nước 1.2.3.3. Chế độ chính trị 1.2.4. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.5. Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.2.5.1. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.5.2. Quan điểm và định hướng xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.5.3. Những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể |
Lưu ý: nội dung học pháp luật đại cương trên mang tính chất tham khảo.
Chương 1 Pháp luật đại cương học những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Thời gian học tập của sinh viên tại các trường đại học được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định nội dung này như sau:
Chương trình đào tạo và thời gian học tập
1. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần (sau đây gọi chung là học phần), trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp đào tạo song ngành hoặc ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo phải thể hiện rõ khối lượng học tập chung và riêng theo từng ngành.
2. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau. Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.
3. Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
4. Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cần cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá để định hướng cho sinh viên.
a) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đảm bảo đa số sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo;
b) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
5. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Theo đó, thời gian để sinh viên đại học hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.
Xếp loại học lực sinh viên đại học thế nào?
Theo khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xếp loại học lực sinh viên theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
- Theo thang điểm 4:
+ Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
+ Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
+ Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
+ Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
+ Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
+ Dưới 1,0: Kém.
- Theo thang điểm 10:
+ Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
+ Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
+ Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
+ Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
+ Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
+ Dưới 4,0: Kém.
- Lịch Sử lớp 12 tóm tắt Liên Xô và Đông Âu 1945-1970 đầy đủ và chi tiết? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?