Cách tính điểm trung bình môn học kì, trung bình môn cả năm đối với học sinh THPT?

Hiện nay cách tính điểm trung bình môn học kì được thực hiện như thế nào? Điểm trung bình môn cả năm được tính theo công thức nào? Học sinh được lên lớp khi đáp ứng điều kiện gì?

Cách tính điểm trung bình môn học kì, trung bình môn cả năm đối với học sinh THPT?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT cách tính điểm trung bình muôn học kì, trung bình muôn cả năm đối với học sinh THPT thực hiện như sau:

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét:

- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì 1 được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì 2 được đánh giá mức Chưa đạt.

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số:

- Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:

TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

- Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn) được tính như sau:

ĐTBmhk1: Điểm trung bình môn học kì 1.

ĐTBmhk2: Điểm trung bình môn học kì 2.

Cách tính điểm trung bình môn học kì, trung bình môn cả năm đối với học sinh THPT?

Cách tính điểm trung bình môn học kì, trung bình môn cả năm đối với học sinh THPT? (Hình từ Internet)

Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THPT khuyết tật được thục hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT quy định đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THPT khuyết tật được thục hiện như sau:

- Việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

- Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng được theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả rèn luyện và học tập.

Những môn học mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông thì được đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân; không kiểm tra, đánh giá những nội dung môn học hoặc môn học được miễn.

- Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt.

Những môn học mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng được yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Học sinh THPT có đủ các điều kiện nào thì được lên lớp?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT quy định về được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp như sau:

Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
...

Như vậy, Học sinh THPT có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

- Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT) được đánh giá mức Đạt trở lên.

- Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT) được đánh giá mức Đạt trở lên.

- Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

Học sinh THPT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản cam kết thực hiện Pháp luật về trật tự an toàn giao thông của học sinh THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam? Học sinh THPT có được kết nạp Đảng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai được phong quân hàm trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu mở đầu bài thuyết trình? Khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình là mục tiêu của cấp học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc lá điện tử là gì? Học sinh THPT trao đổi mua bán thuốc lá điện tử trong trường là hành vi nghiêm cấm theo Thông tư 32 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phông bạt là gì? Mẫu đoạn văn ngắn nói về những tác hại của lối sống phông bạt cho học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh THPT được sử dụng điện thoại ở trên trường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh THPT đi học trễ quá 3 lần trong tháng sẽ bị kỷ luật trong năm học 2024-2025?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 773

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;