Chính thức có Công văn 7991 hướng dẫn kiểm tra đánh giá đối với cấp THCS, THPT năm học 2024 2025?
Chính thức có Công văn 7991 hướng dẫn kiểm tra đánh giá đối với cấp THCS, THPT năm học 2024 2025?
Ngày 17/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH năm 2024...Tải về thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS, THPT.
Cụ thể, nội dung của Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS, THPT như sau:
- Để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT căn cứ nội dung đã được tập huấn cho giáo viên cốt cán vào tháng 11/20241, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên của các cơ sở giáo dục có thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn quản lí.
- Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, Sở GDĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục ở cấp trung học phổ thông xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định kì bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, kĩ thuật (tham khảo Phụ lục kèm theo Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH năm 2024...Tải về); trong năm học 2024-2025 triển khai thực hiện từ học kì 2.
Tải về Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH năm 2024
Chính thức có Công văn 7991 hướng dẫn kiểm tra đánh giá đối với cấp THCS, THPT năm học 2024 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Có mấy hình thức đánh giá học sinh cấp THCS, THPT năm học 2024 2025 theo quy định tại Thông tư 22?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định 03 hình thức đánh giá học sinh như sau:
(1) Đánh giá bằng nhận xét
- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
- Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
(2) Đánh giá bằng điểm số
- Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
(3) Hình thức đánh giá đối với các môn học
- Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.
Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cấp THCS, THPT năm học 2024 2025 ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh như sau:
(1) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
(2) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại (1) nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
(3) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại (1) theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?