Tủ lạnh, máy giặt có được giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 8% theo Nghị định 72 không?
Tủ lạnh, máy giặt có được giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 8% theo Nghị định 72 không?
Căn cứ mục B Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ công nghệ thông tin không được giảm thuế giá trị gia tăng. Trong đó, bao gồm các nhóm sản phẩm thiết bị điện tử gia dụng như: tủ lạnh và máy làm lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy hút bụi, thiết bị điều hòa không khí, máy hút ẩm và một số loại khác.
Như vậy, theo quy định trên thì tủ lạnh, máy giặt là những hàng hóa không được giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 8% theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP.
Tủ lạnh, máy giặt có được giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 8% theo Nghị định 72 không? (Hình từ Internet)
Xác định nơi nộp thuế giá trị gia tăng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định cách xác định nơi nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:
+ Khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.
+ Nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế giá trị gia tăng) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
- Việc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
Những trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định những trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
- Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:
+ Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế);
+ Quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại;
+ Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng 2008.
- Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già có chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT không?
- Biện pháp nghiệp vụ được áp dụng trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế như thế nào?
- Có được kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi công ty có doanh thu trên 1 tỷ đồng trong năm không?
- Gia hạn nộp thuế GTGT tháng 10/2024: Các doanh nghiệp có thể được gia hạn theo Nghị định 64?
- Hướng dẫn tra cứu thuế đất online tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế mới nhất?
- Từ 16/12/2024, thuốc lá điện tử sẽ chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bao nhiêu?
- Điều kiện không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ trên 2%?
- Người tiếp tay cho hành vi trốn thuế có bị công khai thông tin người nộp thuế không?