Kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT không?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT hay không?

Kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT không?

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
...

Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật không phải nộp thuế GTGT do không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT không?

Kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT không? (Hình từ Internet)

Chỉ kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật không chịu thuế GTGT thì có phải kê khai, nộp thuế GTGT không?

Căn cứ theo Công văn 4943/TCT-KK năm 2015 hướng dẫn vướng mắc về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:

"Tổng cục Thuế nhận được một số vướng mắc về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong quá trình thực hiện Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về vấn đề này, sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
...
7. Một số tình huống khác
a) Điều 4 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 quy định:
“Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu).”
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp người nộp thuế chỉ sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không phải kê khai, nộp thuế GTGT. Trường hợp nếu phát sinh bán hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (ví dụ: thanh lý tài sản,…) thì người nộp thuế sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế và nộp thuế theo quy định.
b) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế GTGT kê khai chỉ tiêu “Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang” phải bằng chỉ tiêu “Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau” trên HSKT chính thức của kỳ tính thuế trước đó.
Ví dụ 13:
- Ngày 20/5/2015, Công ty K nộp tờ khai chính thức 01/GTGT của kỳ tính thuế tháng 04/2015 có chỉ tiêu “Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang” (chỉ tiêu 22) phải bằng chỉ tiêu “Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau” (chỉ tiêu 43) trên tờ khai chính thức 01/GTGT của kỳ tính thuế tháng 03/2015.
- Ngày 15/6/2015, Công ty K nộp tờ khai bổ sung 01/GTGT của kỳ tính thuế tháng 04/2015 có chỉ tiêu “Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang” (chỉ tiêu 22) trên tờ khai bổ sung phải bằng chỉ tiêu “Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau” (chỉ tiêu 43) trên tờ khai chính thức 01/GTGT của kỳ tính thuế tháng 03/2015.
...

Như vậy, đối với cơ sở chỉ kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật không chịu thuế GTGT thì không phải kê khai, nộp thuế GTGT.

Người khuyết tật là ai?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Cụ thể người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

(i) Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

(ii) Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

(iii) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại mục (i), (ii).

(Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP)

Nộp thuế GTGT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải nộp thuế GTGT khi cơ sở kinh doanh góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất bùn làm phân vi sinh phải chịu mức thuế suất bao nhiêu? Ai là người nộp thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành công ty TNHH có cần kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với tài sản điều chuyển?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhận tiền bồi thường về đất có phải kê khai, tính nộp thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhận tiền bồi thường có phải nộp thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp thuế GTGT kỳ tính thuế quý 3 năm 2024 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế GTGT không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những cá nhân kinh doanh nào nộp thuế GTGT, thuế TNCN theo từng lần phát sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu bao nhiêu thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN?
Tác giả:
Lượt xem: 15

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;