Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?

Thuế GTGT có áp dụng đối với máy kéo nông nghiệp hay không?

Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?

Căn cứ quy định tại khoản 3a Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
3a. Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;
Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Tàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm cho tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản;
Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác.
...

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp mặt hàng máy kéo nhập khẩu sử dụng làm động lực cho dàn với, dàn bừa…. (chưa gắn với các loại máy móc, thiết bị khác thực hiện chức năng cày, bừa, phay, rạch hàng, gieo, phun thuốc bảo vệ thực vật, san phẳng đồng ruộng) không đáp ứng là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chỉ sử dụng trong nông nghiệp và không thể sử dụng cho các mục đích khác, thì không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?

Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT? (Hình từ Internet)

Thời điểm xác định thuế GTGT đối với mặt hàng máy kéo nông nghiệp nhập khẩu là khi nào?

Thời điểm xác định thuế GTGT được quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

Thời điểm xác định thuế GTGT
1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Như vậy, thời điểm xác định thuế GTGT đối với mặt hàng máy kéo nông nghiệp nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Mẫu Tờ khai hải quan nhập khẩu mới nhất 2024 là mẫu nào?

Mẫu Tờ khai hải quan nhập khẩu mới nhất 2024 là Mẫu HQ/2015/NK quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Mẫu HQ/2015/NK: TẢI VỀ

Chịu thuế GTGT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu phi thuế quan có chịu thuế GTGT không? Khu phi thuế quan gồm những khu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công bố giá vé đi tàu điện metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên? Vận chuyển hành khách bằng tàu điện có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm tin học có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Máy thu hoạch lúa ngô có phải chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ tiêm vắc xin có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không? Đối tượng nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Vũ khí và khí tài dùng cho an ninh quốc phòng có phải chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống cho học sinh các trường học và nhờ nhà trường thu hộ thì dịch vụ này có phải chịu thuế GTGT?
Tác giả:
Lượt xem: 21

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;