Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già có chịu thuế giá trị gia tăng không?

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già thì đăng ký mã ngành nào? Có chịu thuế giá trị gia tăng không?

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già thì đăng ký mã ngành nào?

Căn cứ theo quy định tại STT 87 Phần Q Mục 2 Phụ lục 2 - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:

873 - 8730: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
...
87302: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già
Nhóm này gồm: Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc cho người già, những người mà không thể tự chăm sóc mình một cách đầy đủ hoặc những người mà không muốn sống độc lập một mình. Việc chăm sóc bao gồm phòng ở, chế độ ăn uống, theo dõi và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày, như dịch vụ quản gia. Trong một số trường hợp, các đơn vị này còn cung cấp sự chăm sóc điều dưỡng về chuyên môn cho những người sống tại các khu riêng khác.
Nhóm này cũng gồm:
- Hoạt động của các cơ sở trợ giúp cuộc sống;
- Hoạt động tiếp tục chăm sóc sức khoẻ cho những người về hưu;
- Nhà dành cho người già với sự chăm sóc điều dưỡng tối thiểu;
- Nhà nghỉ không có sự chăm sóc điều dưỡng.
Loại trừ:
- Nhà dành cho người già có sự chăm sóc điều dưỡng được phân vào nhóm 87109 (Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng các đối tượng khác);
- Hoạt động trợ giúp xã hội tập trung mà sự chăm sóc về y tế hoặc nơi nghỉ không phải là vấn đề quan trọng được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).

Như vậy, trường hợp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già thì đăng ký mã ngành 87302.

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già có chịu thuế giá trị gia tăng không?

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già có chịu thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ Internet)

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già có chịu thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
...

Như vậy, dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp là giá nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC về giá tính thuế giá trị gia tăng như sau:

Giá tính thuế
1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
...

Như vậy, giá tính thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.

Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.

Chịu thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cà phê có chịu thuế giá trị gia tăng không? Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với bán hàng hóa là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm sức khỏe có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bình phun thuốc bảo vệ thực vật có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động bán nợ có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ tang lễ có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ cho thuê tài chính có phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lãi vay có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo lãnh phát hành chứng khoán có phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không?
Tác giả:
Lượt xem: 86

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;