Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển theo Bộ luật ISPS gồm những bước nào? – Tấn Tài (Hà Tĩnh)
Thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển theo Bộ luật ISPS từ 15/4/2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển theo Bộ luật ISPS từ 15/4/2024 được quy định tại Quyết định 233/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau:
- Thành phần hồ sơ:
+ 01 Giấy đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển theo mẫu;
+ 01 bản chính Kế hoạch an ninh tàu biển.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Cách thức nộp hồ sơ:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc
+ Qua hệ thống bưu chính.
* Bước 1: Nộp hồ sơ
Công ty tàu biển nộp hồ sơ cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
* Bước 2: Giải quyết
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trong 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn cho Công ty tàu biển để hoàn thiện hồ sơ.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành soát xét Kế hoạch an ninh tàu biển, nếu Kế hoạch an ninh tàu biển không đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì thông báo cho Công ty tàu biển bổ sung hoàn thiện; nếu đáp ứng thì chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành việc soát xét Kế hoạch an ninh tàu biển, Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển và cấp một Chứng thư phê duyệt theo mẫu.
- Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam
Cục Hàng hải Việt Nam – Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải thực hiện chức năng “Cơ quan có thẩm quyền”, có trách nhiệm và quyền hạn sau:
+ Hướng dẫn các Doanh nghiệp cảng biển xây dựng Kế hoạch an ninh cảng biển; phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng biển và các bổ sung, sửa đổi đối với Kế hoạch an ninh cảng biển;
+ Cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này và thực hiện việc kiểm tra xác nhận hàng năm;
+ Hướng dẫn thực hiện “Bản cam kết an ninh” theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
+ Là đầu mối liên lạc để thu nhận, xử lý, truyền phát thông tin an ninh hàng hải đối với tàu biển, công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển và các cơ quan hữu quan;
+ Trao đổi thông tin với Tổ chức hàng hải quốc tế về việc thực hiện các quy định Sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước SOLAS 74 và Bộ luật ISPS tại Việt Nam;
+ Tổ chức thực hiện việc cấp “Lý lịch liên tục của tàu biển” theo mẫu qui định tại Phụ lục III của Thông tư này.
- Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện chức năng “Tổ chức an ninh được công nhận”, có trách nhiệm và quyền hạn sau:
+ Hướng dẫn các Công ty tàu biển xây dựng Kế hoạch an ninh tàu biển, phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển;
+ Đánh giá an ninh tàu biển và cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển.
- Trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải
Cảng vụ Hàng hải có trách nhiệm và quyền hạn sau:
+ Hướng dẫn các doanh nghiệp cảng biển đánh giá an ninh cảng biển;
+ Phê duyệt bản đánh giá an ninh cảng biển và cấp Giấy chứng nhận Thẩm định – Phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an ninh của các bến cảng;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền.
(Khoản 1, 2, 3 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-BGTVT)
Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (Bộ luật ISPS)
Address: | 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City |
Phone: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |