08 biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

08 biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Tran Thanh Rin

Xin cho tôi hỏi có những biện pháp nào để phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán? – Hà Giang (Bình Định)

08 biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

08 biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Thế nào là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán

2. Các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Cụ thể tại khoản 2 Điều 88 Luật Phá sản 2014, các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán bao gồm:

(1) Huy động vốn;

(2) Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;

(3) Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;

(4) Đổi mới công nghệ sản xuất;

(5) Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;

(6) Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;

(7) Bán hoặc cho thuê tài sản;

(8) Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.

3. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

(Điều 89 Luật Phá sản 2014)

4. Quy định về thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Cụ thể tại Điều 6 Luật Phá sản 2014 quy định về thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014.

Cụ thể:

+ Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

+ Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

+ Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức thông báo phải bảo đảm tính chính xác của thông báo.

Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý thông báo sai mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

964 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;