Trả lời một số kiến nghị về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Trả lời một số kiến nghị về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Dương Châu Thanh

Một số kiến nghị của địa phương về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được Bộ Tài chính trả lời thế nào?

Trả lời một số kiến nghị về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Trả lời một số kiến nghị về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Hình từ internet)

Ngày 19/10/2023, Bộ Tài chính ban hành Công văn 11449/BTC-HCSN trả lời vướng mắc của địa phương về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo Thông báo 392/TB-VPCP.

Trả lời một số kiến nghị về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Theo đó, một số kiến nghị về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được Bộ Tài chính trả lời như sau:

(1) Nội dung kiến nghị số 10 (tỉnh Vĩnh Long): Kiến nghị Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn rõ về mức hỗ trợ cho dự án, tiểu dự án và mức hỗ trợ cho một hộ khi tham gia thực hiện dự án, tiểu dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo để địa phương sớm triển khai thực hiện.

Bộ Tài chính trả lời như sau:

Điều 21, 22, 23 và 24 Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, 13 và 14 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP đã quy định:

(i) mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho một (01) dự án, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất, cơ quan phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất quyết định mức hỗ trợ cụ thể nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;

(ii) trách nhiệm của các cơ quan trong việc thẩm định và quyết định dự án, kế hoạch liên kết, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất. Nội dung quyết định dự án, kế hoạch liên kết, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó có dự toán kinh phí chi tiết, nguồn kinh phí thực hiện, vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia (nếu có), mức hỗ trợ, tiến độ cấp phát thanh toán từ ngân sách trung ương.

Vì vậy, đề nghị địa phương căn cứ quy định tại các văn bản nêu trên và các quy định pháp luật liên quan để tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

(2) Nội dung kiến nghị số 11 (tỉnh Tuyên Quang): Việc quy định cụ thể về trình tự thủ tục để cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nhận chứng từ và thanh quyết toán cho người lao động đã gây khó khăn trong việc hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ người lao động tại địa phương.

Bộ Tài chính trả lời như sau:

Nội dung kiến nghị của tỉnh Tuyên Quang không nêu cụ thể hỗ trợ cho người lao động theo Dự án, Chương trình nào. Tuy nhiên, liên quan đến nội dung này, hiện nay, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đang có kiến nghị về việc thủ tục hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC chưa phù hợp với thực tế, Bộ Tài chính trả lời tại Công văn 10898/BTC-HCSN ngày 09/10/2023 như sau:

“Ngày 15/8/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (thay thế 03 Thông tư, trong đó có Thông tư số 15/2022/TT-BTC), trong đó, tại điểm b khoản 3 Điều 25 quy định: “b) Đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành khóa học, đang chờ xuất cảnh: Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ cho đối tượng trên cơ sở hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực, lý lịch tư pháp và các tài liệu liên quan chứng minh người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ.”

Việc quy định thanh toán kinh phí hỗ trợ trên cơ sở hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành khóa học, đang chờ xuất cảnh là đúng theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Trường hợp doanh nghiệp thu hộ, chi hộ cho nhiều người lao động khi thực hiện các dịch vụ nêu trên mà không có hóa đơn, biên lai riêng lẻ của từng người thì doanh nghiệp có trách nhiệm xác nhận về các khoản đã thu, chi hộ cho người lao động và phô tô hóa đơn hoặc biên lai thu tiền tổng kèm theo để làm cơ sở thanh toán kinh phí.”

Theo đó, Bộ Tài chính xin cung cấp thông tin để địa phương biết và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

(3) Nội dung kiến nghị số 12 (tỉnh Ninh Thuận): Hướng dẫn định mức chi trong thực hiện các hoạt động “thiết kế, tổ chức cơ sở dữ liệu về người lao động” và “thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu” thuộc Tiểu dự án 3 về hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Dự án 4.

Bộ Tài chính trả lời như sau:

Tại khoản 5 và khoản 6 Điều 73 Thông tư 55/2023/TT-BTC đã quy định: “- Chi khảo sát, thu thập, thống kê thông tin thị trường lao động phục vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ giao dịch việc làm; thu thập cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc, quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác: Thực hiện theo khoản 4 và khoản 7 Điều 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC.

- Chi chuẩn hóa, nhập dữ liệu, vận hành, hiệu chỉnh dữ liệu: Thực hiện theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC.”

Vì vậy, đề nghị địa phương căn cứ quy định tại Thông tư 55/2023/TT-BTC và các quy định pháp luật liên quan để hướng dẫn các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Xem thêm nội dung tại Công văn 11449/BTC-HCSN năm 2023.

688 lượt xem



  • Address: 19 Nguyen Gia Thieu, Vo Thi Sau Ward, District 3, Ho Chi Minh City
    Phone: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd.
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyen Van Troi, Ward 8, Phu Nhuan District, HCM City;