Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác thống kê Nhà nước giữa các bộ, ngành với Cơ quan Thống kê Trung ương?

Theo tôi tìm hiểu, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị về công tác thống kê Nhà nước, trong đó có quy định rõ về nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vậy nhiệm vụ cụ thể của những cơ quan này là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm nâng cao hiệu quả phối hợp công tác trong hoạt động thống kê giữa các bộ, ngành với Cơ quan Thống kê Trung ương? Vui lòng giải đáp giúp tôi một số thắc mắc nói trên. Xin cảm ơn.

Cơ quan nào có trách nhiệm nâng cao hiệu quả phối hợp công tác trong hoạt động thống kê giữa các bộ, ngành với Cơ quan Thống kê Trung ương?

Tại Mục 1 Chỉ thị 7/CT-TTg năm 2022 có nêu rõ nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ như sau:

"1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
...
c) Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác trong hoạt động thống kê giữa các bộ, ngành với Cơ quan Thống kê Trung ương, giữa bộ, ngành với địa phương trong việc sản xuất, cung cấp, phổ biến và chia sẻ thông tin thống kê nhằm thiết lập hệ thống thông tin thống kê quốc gia đồng bộ, thống nhất, thông suốt và hiệu quả giữa hệ thống thống kê tập trung với thống kê bộ, ngành, địa phương.
..."

Theo đó, bộ cơ quan ngang bộ cần thực hiện nâng cao hiệu quả phối hợp công tác trong hoạt động thống kê giữa các bộ, ngành với Cơ quan Thống kê Trung ương, giữa bộ, ngành với địa phương trong việc sản xuất, cung cấp, phổ biến và chia sẻ thông tin thống kê nhằm thiết lập hệ thống thông tin thống kê quốc gia đồng bộ, thống nhất, thông suốt và hiệu quả giữa hệ thống thống kê tập trung với thống kê bộ, ngành, địa phương nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thống kê Nhà nước, bảo đảm thông tin thống kê đầy đủ, toàn diện, khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời, thường xuyên, liên tục.

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thống kê Nhà nước

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thống kê Nhà nước

Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác thống kê Nhà nước cụ thể như thế nào?

Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được nêu cụ thể tại Mục 2 Chỉ thị 7/CT-TTg năm 2022 như sau:

"2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Luật Thống kê; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
- Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành: Nghị định quy định nội dung chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (GRDP) trong tháng 5 năm 2022; Nghị định quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia trong tháng 12 năm 2022; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia trong tháng 6 năm 2022; Quyết định ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong tháng 7 năm 2022.
- Cập nhật và hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin đầu vào, đặc biệt chú trọng đến việc khai thác, sử dụng thông tin thống kê từ dữ liệu hành chính, dữ liệu từ hồ sơ đăng ký hành chính từ các bộ, ngành và địa phương; đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu các hình thức thu thập thông tin mới như dữ liệu lớn, dữ liệu mở,…
- Rút ngắn thời gian thu thập, tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đổi mới các hình thức công bố, phổ biến thông tin thống kê.
b) Tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin thống kê, cập nhật kịp thời các thông tin, kịch bản tăng trưởng kinh tế, lạm phát, đặc biệt là công tác phân tích dự báo, phân tích chuyên sâu về mô hình tăng trưởng, hoạt động kinh tế mới để phục vụ kịp thời, hiệu quả hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.
c) Đẩy nhanh quá trình ứng dụng kỹ thuật số vào công tác thống kê; triển khai đồng bộ tư liệu hóa và chuyển đổi số trong hoạt động thống kê; xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia tập trung, đồng bộ về thông tin thống kê từ trung ương đến địa phương; xây dựng hệ thống báo cáo điện tử thống nhất từ trung ương đến địa phương, từ sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện đến thống kê tập trung cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó tập trung vào các chỉ tiêu có tần suất nhanh (tháng, quý).
d) Đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng dữ liệu hành chính cho mục đích thống kê, trong đó tập trung khai thác các dữ liệu liên quan đến thu, chi ngân sách, thuế, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký về cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng, dữ liệu quốc gia về dân cư,…
đ) Tập trung nghiên cứu phương pháp thống kê mới hiện đại nhằm giảm thiểu bỏ sót thông tin, quan tâm đến các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, các chỉ tiêu giám sát, đánh giá quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
e) Tăng cường vai trò điều phối của Cơ quan Thống kê Trung ương thông qua việc xây dựng các chương trình thống kê và thẩm định theo quy định của pháp luật hiện hành.
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ cơ cấu tổ chức của hệ thống thống kê tập trung, trong đó nghiên cứu việc chuyển mô hình Chi cục Thống kê cấp huyện thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh hiện nay thành Phòng Thống kê cấp huyện theo đơn vị hành chính cấp huyện bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thông tin thống kê các cấp từ trung ương đến địa phương.
h) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu phương án sắp xếp, kiện toàn, nâng cấp 02 trường cao đẳng thống kê bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức, hoạt động và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
i) Đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong hoạt động thống kê bảo đảm Thống kê Việt Nam áp dụng theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực thống kê quốc tế.
k) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này. Tổng hợp, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo, điều hành."

Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì trong quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thống kê Nhà nước?

Theo quy định tại Mục 3 Chỉ thị 7/CT-TTg năm 2022, Bộ Tài chính cần đảm bảo thực hiện một số nhiệm vụ sau đây trong công tác thống kê Nhà nước:

"3. Bộ Tài chính
a) Bảo đảm nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thống kê Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia."

Như vậy, các cơ quan, tổ chức nói trên cần đảm bảo thực hiện đúng những nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thống kê Nhà nước nói riêng và thúc đẩy sự phát triển, ổn định trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung.

Trần Hồng Oanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

20 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}