Văn học dân gian gồm những thể loại nào? Những tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn?

Văn học dân gian gồm những thể loại nào? Đặc trưng của mỗi thể loại là gì? Những tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn?

Văn học dân gian gồm những thể loại nào?

Văn học dân gian Việt Nam bao gồm 12 thể loại chính là thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

Đặc trưng của mỗi thể loại văn học dân gian như sau:

- Thần thoại:

+ Là tác phẩm tự sự dân gian.

+ Thường kể về các vị thần nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của con người thời cổ đại.

- Sử thi:

+ Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn.

+ Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng.

+ Kể về một hoặc nhiều biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân cổ đại.

- Truyền thuyết:

+ Là tác phẩm tự sự dân gian.

+ Kể về các sự kiện hoặc các nhân vật lịch sử có thật theo hướng lí tưởng hóa.

+ Thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân.

- Truyện cổ tích:

+ Là tác phẩm tự sự dân gian.

+ Cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định.

+ Kể về số phận người dân lao động trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và tinh thần lạc quan của người lao động.

- Truyện ngụ ngôn:

+ Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn.

+ Kết cấu chặt chẽ.

+ Thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người.

+ Nêu lên các bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lí nhân sinh.

- Truyện cười:

+ Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn.

+ Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.

+ Kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên để gây cười nhằm mục đích giải trí, phê phán.

- Tục ngữ:

+ Là câu nói ngắn gọn, hàm súc.

+ Có hình ảnh, vần, nhịp.

+ Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.

- Câu đố:

+ Là bài văn vần hoặc câu nói có vần.

+ Mô tả đồ vật bằng cách ám chỉ để người nghe lí giải, nhằm rèn luyện tư duy, khả năng liên tưởng, suy đoán.

- Ca dao, dân ca:

+ Là tác phẩm trữ tình dân gian.

+ Thường kết hợp giữa lời thơ và điệu nhạc.

+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người.

- Vè:

+ Là tác phẩm tự sự dân gian bằng vần.

+ Kể lại hoặc bình luận những sự kiện có tính thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời.

- Truyện thơ:

+ Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ.

+ Giàu chất trữ tình.

+ Phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng bị tước đoạt.

- Chèo:

+ Là tác phẩm sân khấu dân gian.

+ Kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.

Văn học dân gian gồm những thể loại nào? Những tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn?

Văn học dân gian gồm những thể loại nào? Những tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn? (Hình từ Internet)

Những tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn?

Theo tiểu mục 1 Mục V chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định một số tác phẩm bắt buộc và tác phẩm bắt buộc lựa chọn trong chương tình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn như sau:

(i) Tác phẩm bắt buộc:

- Nam quốc sơn hà (Thời Lý)

- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

- Truyện Kiều của Nguyễn Du

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

- Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

(ii) Tác phẩm bắt buộc lựa chọn:

- Văn học dân gian Việt Nam

+ Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười

+ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)

+ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam

+ Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam

+ Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng

- Văn học viết Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau:

+ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi

+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du

+ Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

+ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu

+ Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến

+ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

+ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao

+ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng

+ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

+ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám

+ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân

+ Kịch của Nguyễn Huy Tưởng

+ Kịch của Lưu Quang Vũ

- Văn học nước ngoài, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Tiêu chí lựa chọn tác phẩm văn học dân gian theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ra sao?

Theo tiểu mục 1 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, tiêu chí lựa chọn ngữ liệu nói chung và tác phẩm văn học dân gian nói riêng như sau:

- Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình.

- Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh ở từng lớp học, cấp học.

Từ ngữ dùng làm ngữ liệu dạy tiếng ở cấp tiểu học được chọn lọc trong phạm vi vốn từ văn hoá, có ý nghĩa tích cực, bảo đảm mục tiêu giáo dục phẩm chất, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ và phù hợp với tâm lí học sinh.

- Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.

- Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại.

Chương trình có định hướng mở về ngữ liệu. Tuy vậy, để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước, bên cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chương trình quy định một số văn bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn.

Môn ngữ văn lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 lời chào mở đầu bài thuyết trình cho học sinh? Phương pháp dạy nói và nghe của môn Ngữ văn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kết bài nghị luận văn học học sinh giỏi? Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia đăng ký bao nhiêu thí sinh cho một đội tuyển?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu viết về bàn luận bản thân hay nhất? Yêu cầu về năng lực ngôn ngữ môn Ngữ văn đối với học sinh lớp 10 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề ô nhiễm môi trường chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Cà Mau? Khi nào học sinh lớp 10 được học vượt lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian truyện cổ tích cây khế? Hiện nay giáo dục phổ thông gồm mấy cấp học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề lớp 10? Thời lượng giảng dạy môn học cấp THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình lớp 10? Học sinh lớp 10 được đánh giá kết quả rèn luyện qua bao nhiêu mức?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề ở học sinh? Học sinh phải ứng xử như thế nào trong trường học?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện? Trường chuyên có được tổ chức lớp không chuyên?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 3110

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;