Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện? Trường chuyên có được tổ chức lớp không chuyên?
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện?
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện là cách để hiểu sâu hơn giá trị nội dung và nghệ thuật mà tác giả muốn truyền tải. Dưới đây là mẫu phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện mà học sinh có thể tham khảo.
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện - Mẫu số 1:
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết lâu đời nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm qua. Đàu tiên, truyền thuyết này như muốn nói về hiện tượng thiên tai, bão lũ hàng năm cũng như lòng quyết tâm chống lại thiên tai của nhân dân ta. Sơn Tinh Thuỷ Tinh kể về đời vua Hùng thứ 18. Kể rằng vua Hùng có một người con gái vô cùng xinh đẹp, lại nết na, hiền dịu có tên là Mị Nương. . Nay nàng đến tuổi thành thân, nên vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Trong số đó có hai chàng trai kiệt xuất là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Một người là ''chúa vùng non cao''. Một người là ''vua vùng nước thẳm''. Vì đưa được sính lễ tới trước là ''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao'' nên Sơn tinh đã cưới được Mị Nương về làm vợ. Tức tối, ghen ghét vì thua cuộc , Thủy Tinh đã hô mưa gọi gió, tạo ra lũ lụt để đánh bại Sơn Tinh.Thủy Tinh dâng nước thì Sơn Tinh dời núi non. Thủy Tinh đại diện cho thiên nhiên giông bão, lũ lụt; còn Sơn Tinh là nhân vật biểu trưng cho nhân dân ta với tinh thần kiên cường bất khuất, sự mưu trí và anh dũng không chịu đầu hàng trước thiên tai, số phận. Tiếp đó, tác giả dân gian đã lựa chọn được hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc để diễn tả được hình ảnh thiên tai bão lũ và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trước thiên tai. Đây là câu chuyện được viết theo kiểu thần thoại Việt Nam nên có thể thấy được truyện chưa nhiều yếu tố kỳ ảo để nói về những hiện tượng thiên nhiên. Từ tình huống vua Hùng kén rể , ta có thể tháy đươc là núi non, nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu . Vua Hùng đặt ra sính lễ là''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao''. Những lễ vật này có thể thấy được là dễ dàng tìm ở vùng núi rừng chứ không phải biển cả. Sơn tinh đã có một lợi thế rõ ràng trước Thủy TInh. Sau đó, một loạt những chi tiết kỳ ảo như ''Thủy tinh hô mưa, gọi gió.'', ''Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu.'' như vẽ nên bức tranh thiên tai ngày xưa. Lũ lụt càng lên cao, dân ta càng gắng sức chiến đấu, chống lại thiên tai. Cùng với đó là hình ảnh người dân Văn Lang cùng Sơn Tinh chống lại cuộc tấn công của Thủy tinh càng tô đậm vẻ kiên cường của nhân dân Việt Nam trước bão lũ. Câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh được khắc họa qua các chi tiết kỳ ảo, sinh động về hai vị thần rất thành công trong việc đưa người đọc đến với hình ảnh của người dân thời xưa đối mặt với sự tức giận từ thiên nhiên như thế nào. Truyện gắn mãi với bao thế hệ, luôn nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết của nhân dân trước mọi khó khăn, thử thách. |
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện - Mẫu số 2:
Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật. "Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo. Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần "có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc. Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại. "Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc. |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện? Trường chuyên có được tổ chức lớp không chuyên? (Hình từ Internet)
Trong trường THPT chuyên có được tổ chức lớp không chuyên?
Căn cứ Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT quy định về lớp học trong trường chuyên như sau:
Lớp học trong trường chuyên
1. Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (sau đây gọi chung là lớp chuyên).
2. Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.
3. Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.
4. Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trường chuyên quyết định số môn học được tổ chức lớp chuyên (sau đây gọi là môn chuyên) và số lớp chuyên đối với từng môn chuyên.
Như vậy, theo quy định sẽ không được tổ chức lớp không chuyên trong trường THPT chuyên.
Nguyên tắc tuyển sinh của trường THPT chuyên là gì?
Căn cứ Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc tuyển sinh của trường THPT chuyên như sau:
- Thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Bảo đảm lựa chọn được những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả tốt trong rèn luyện và học tập ở cấp trung học cơ sở, đủ năng lực học tại trường chuyên;
- Bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng, minh bạch, bình đẳng giữa trường chuyên thuộc tỉnh và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 Toán 10 có đáp án? Học sinh lớp 10 được học các kiến thức gì trong môn Toán?