Dạy nói và nghe môn Ngữ văn cho học sinh bằng phương pháp nào?

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn quy định dạy nói và nghe cho học sinh bằng phương pháp nào?

Dạy nói và nghe môn Ngữ văn cho học sinh bằng phương pháp nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục đích của dạy nói và nghe là nhằm giúp học sinh có khả năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận.

Dạy nói và nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phẩm chất và nhân cách học sinh.

Trong dạy nói, giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát, phân tích mẫu đồng thời hướng dẫn cách làm và tổ chức cho học sinh thực hành; hướng dẫn cách thức, quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và cách tham gia thảo luận, tranh luận.

Trong dạy nghe, giáo viên hướng dẫn học sinh cách nắm bắt được nội dung nghe, cách hiểu và đánh giá quan điểm, ý định của người nói; cách kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt; cách hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực.

Đối với kĩ năng nói nghe tương tác, giáo viên hướng dẫn học sinh biết lắng nghe và biết đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe, biết nói theo lượt lời trong hội thoại, biết dùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bày miệng.

Thực hành nghe nói là hoạt động chính, nhằm rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh. Để tạo điều kiện cho mọi học sinh được thực hành nói, giáo viên linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động học tập như:

Yêu cầu từng cặp học sinh nói cho nhau nghe hoặc học sinh trình bày bài nói trước nhóm, lớp; tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận, qua đó hiểu được tính chất tương tác của ngôn ngữ nói và hình thành thái độ tích cực, hợp tác khi trao đổi, thảo luận và có khả năng giải quyết vấn đề qua trao đổi, thảo luận; chia nhóm, lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm dựa trên những hướng dẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá mà giáo viên cung cấp.

Dạy nói và nghe môn Ngữ văn cho học sinh bằng phương pháp nào?

Dạy nói và nghe môn Ngữ văn cho học sinh bằng phương pháp nào? (Hình từ Internet)

Các bước biên soạn sách giáo khoa chương trình môn ngữ văn mới nhất ra sao?

Tại khoản 1 Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy trình biên soạn sách giáo khoa:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn;

Phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;

Bước 2: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó

Với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác; tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này);

Hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;

Bước 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương 4 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;

Bước 4: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;

Bước 5: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;

Bước 6: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.

Các bước chỉnh sửa sách giáo khoa chương trình môn ngữ văn mới nhất ra sao?

Tại khoản 3 Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy định quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa:

- Trong quá trình sử dụng, sách giáo khoa có thể được chỉnh sửa;

- Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa thực hiện như quy trình biên soạn sách giáo khoa được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) trừ quy định về thực nghiệm sách giáo khoa. Trường hợp phải tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa chỉnh sửa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Môn Ngữ văn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp so sánh là gì? Một số ví dụ về biện pháp tu từ so sánh?
Hỏi đáp Pháp luật
Mạch kiến thức văn học cần phải đảm bảo trong chương trình dạy học các cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Tuổi ngựa lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp nhân hóa là gì? Tác dụng và một số ví dụ về biện pháp tu từ nhân hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Thanh âm của gió lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Các kiểu câu ghép mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung kiến thức môn Ngữ văn của học sinh lớp 8 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;