Trường đại học muốn mở ngành học mới thì ai là người có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương?

Muốn mở ngành học mới thì ai trong trường đại học có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương?

Trường đại học muốn mở ngành học mới thì ai là người có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT quy định về xây dựng, đề xuất và phê duyệt chủ trương mở ngành đào tạo như sau:

Xây dựng, đề xuất và phê duyệt chủ trương mở ngành đào tạo
1. Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo (gọi chung là hiệu trưởng) chỉ đạo, tổ chức việc xây dựng và đề xuất chủ trương về việc mở ngành đào tạo.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trường đại học muốn mở ngành học mới thì Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo được gọi chung là Hiệu trưởng là người có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương.

Trường đại học muốn mở ngành học mới thì ai là người có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương?

Trường đại học muốn mở ngành học mới thì ai là người có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương? (Hình từ Internet)

Hiệu trưởng trường đại học muốn mở ngành học mới đề xuất chủ trương thì phải có nội dung gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT Hiệu trưởng trường đại học muốn mở ngành học mới đề xuất chủ trương thì phải có nội dung như sau:

[1] Về sự cần thiết đề xuất chủ trương mở ngành đào tạo: báo cáo phân tích, thuyết minh về nhu cầu đào tạo, nhu cầu sử dụng nhân lực phục vụ thị trường lao động hiện tại và hướng đến trong thời gian tới; phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực về số lượng, trình độ, khảo sát yêu cầu về năng lực người học sau khi tốt nghiệp mà nhà tuyển dụng mong muốn và phạm vi thị trường nhân lực theo ngành đào tạo; phân tích xu hướng phát triển ngành đào tạo trên thế giới, sự phù hợp với sự phát triển ngành và trình độ đào tạo của cơ sở đào tạo, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu chiến lược của cơ sở đào tạo, chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, vùng và cả nước;

[2] Về năng lực của cơ sở đào tạo: báo cáo phân tích, thuyết minh về năng lực hiện có của cơ sở đào tạo đối với ngành và trình độ đào tạo đề xuất mở, bao gồm đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công nghệ học liệu, chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc tế;

[3] Về mục tiêu phát triển ngành đào tạo đề xuất mở: báo cáo thuyết minh kết quả mong đợi về thời gian mở ngành đào tạo, thời gian triển khai tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo, kế hoạch và số lượng tuyển sinh, quy mô đào tạo của ngành trong thời gian từ 05 đến 10 năm tới, chất lượng đào tạo, hiệu quả và tác động xã hội;

[4] Về giải pháp và lộ trình thực hiện: báo cáo thuyết minh các giải pháp và lộ trình về xây dựng đề án mở ngành đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, nhu cầu và kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu, nhu cầu và kế hoạch tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên để đáp ứng điều kiện mở ngành đào tạo, kế hoạch đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo;

Bên cạnh đó thì cơ quan có quyền thẩm định đề xuất chủ trương mở ngành đào tạo trình độ đại học theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT là Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo.

Đồng thời việc phê duyệt chủ trương mở ngành đào tạo trình độ đại học tại cơ sở đào tạo được thực hiện theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT như sau:

- Trên cơ sở chủ trương đề xuất mở ngành đào tạo đã được hội đồng khoa học và đào tạo tổ chức thẩm định và có kết luận theo quy định tại khoản 3 Điều này, hiệu trưởng báo cáo trình hội đồng trường phê duyệt; giám đốc đại học báo cáo trình hội đồng đại học phê duyệt đối với ngành đào tạo có nhiều đơn vị thành viên tham gia thực hiện chương trình đào tạo. Hội đồng trường, hội đồng đại học chịu trách nhiệm về các nội dung:

+ Định hướng phát triển ngành đề xuất mở phải phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở đào tạo, bảo đảm phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương, cả nước và hội nhập quốc tế;

+ Bảo đảm nguồn lực để triển khai đề án mở ngành đào tạo đạt hiệu quả;

+ Đánh giá về dự báo rủi ro, các giải pháp ngăn ngừa, đề phòng rủi ro và cách thức giải quyết trong trường hợp xảy ra rủi ro khi mở ngành đào tạo.

Trong trường hợp cơ sở đào tạo chưa có hội đồng trường, cơ sở đào tạo trình cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo phê duyệt và chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc xây dựng đề án và triển khai đề án mở ngành của cơ sở đào tạo.

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục Đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về trách nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

- Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm.

- Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học.

Trường đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học có được tổ chức thi đánh giá năng lực riêng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục thành lập hội đồng trường đại học công lập ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn đầu tư tối thiểu thành lập trường đại học tư thục là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học muốn mở ngành học mới thì ai là người có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học Sài gòn SGU có bao nhiêu cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học FUV có tư cách pháp nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 40
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;