Trường đại học không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong trường hợp nào?

Không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học trong trường hợp nào?

Trường đại học không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh
...
4. Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trên cơ sở năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo, nhu cầu sử dụng nhân lực, tỷ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp (đối với đào tạo chính quy trình độ cao đẳng, đại học), kết quả kiểm định cơ sở đào tạo và kết quả tuyển sinh của năm tuyển sinh trước liền kề với năm xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh của cơ sở đào tạo, cụ thể:
a) Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo theo quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Thông tư này;
b) Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo từng trình độ và theo từng lĩnh vực (đối với chỉ tiêu đại học) hoặc theo từng ngành (đối với chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ) không được tăng so với năm tuyển sinh trước liền kề với năm xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh nếu cơ sở đào tạo đủ điều kiện về thời gian để thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo theo quy định nhưng ở thời điểm công bố chỉ tiêu tuyển sinh không có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo còn thời hạn, trừ trường hợp cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
c) Chỉ tiêu tuyển sinh đại học của lĩnh vực không được tăng so với năm tuyển sinh trước liền kề với năm xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh của lĩnh vực đó nếu tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp của lĩnh vực đó đạt dưới 80% hoặc tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực đó ở năm tuyển sinh liền kề trước năm tuyển sinh đạt dưới 80%, trừ trường hợp ngành đào tạo có chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng được tính chỉ tiêu riêng.

Như vậy, trường đại học không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh nếu thuộc các trường hợp sau đây:

- Cơ sở đào tạo đủ điều kiện về thời gian để thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo theo quy định nhưng ở thời điểm công bố chỉ tiêu tuyển sinh không có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo còn thời hạn, trừ trường hợp cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp của lĩnh vực đó đạt dưới 80% hoặc tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực đó ở năm tuyển sinh liền kề trước năm tuyển sinh đạt dưới 80%, trừ trường hợp ngành đào tạo có chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng được tính chỉ tiêu riêng.

Trường đại học không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong trường hợp nào?

Trường đại học không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT thì xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy như sau:

- Chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy hằng năm được xác định tối đa bằng tổng quy mô đào tạo hình thức chính quy xác định trên cơ sở năng lực đào tạo của từng lĩnh vực đào tạo (của từng ngành đào tạo đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên), đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT trừ đi tổng quy mô sinh viên chính quy đang đào tạo tại cơ sở đào tạo và cộng thêm số sinh viên dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tuyển sinh, đồng thời phải bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc chung theo quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT.

- Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học hình thức chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, trong đó tỉ lệ chỉ tiêu đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học xác định theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng hình thức chính quy ngành Giáo dục Mầm non nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng chính quy của cơ sở đào tạo.

- Đối với chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy thực hiện Nghị định 71/2020/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định và thông báo cho cơ sở đào tạo trên cơ sở nhu cầu của các địa phương và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo.

Xác định chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ ra sao?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT thì xác định chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ như sau:

- Chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ tối đa của cơ sở đào tạo được xác định theo từng ngành đào tạo, được tính bằng quy mô đào tạo thạc sĩ tối đa theo năng lực đào tạo của ngành đào tạo đó, đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại khoản 03 Điều 11 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT và bảo đảm tỉ lệ số học viên trên một người hướng dẫn luận văn có đầy đủ tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chỉ tiêu tuyển sinh tiến sĩ tối đa của cơ sở đào tạo được xác định theo từng ngành đào tạo, được tính bằng quy mô đào tạo tiến sĩ tối đa theo năng lực đào tạo của ngành đào tạo đó, đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại khoản 03 Điều 11 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT trừ đi quy mô đào tạo tiến sĩ hiện tại cộng thêm với số nghiên cứu sinh dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tuyển sinh của ngành đào tạo đó.

- Tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ

+ Tiêu chí số nghiên cứu sinh, học viên cao học tối đa trên 01 giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng theo trình độ, chức danh và phù hợp về chuyên môn để tính chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo được xác định tối đa theo quy định tại Bảng 3 (đối với giảng viên toàn thời gian), Bảng 4 (đối với giảng viên thỉnh giảng), Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT;

+ Tiêu chí về cơ sở vật chất thiết bị: Cơ sở đào tạo phải bảo đảm có đủ cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị thực hành, thư viện, giảng đường, phòng làm việc của giảng viên, người hướng dẫn, nghiên cứu sinh và học viên cao học phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành và loại chương trình đào tạo;

+ Tiêu chí nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: Cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải căn cứ nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và của ngành.

Trường đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa đủ điều kiện thì xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các công việc và tiêu chí đánh giá Trưởng khoa trường đại học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào liên kết giáo dục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động ở nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện chuyển trường đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm những loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học có được tổ chức thi đánh giá năng lực riêng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục thành lập hội đồng trường đại học công lập ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn đầu tư tối thiểu thành lập trường đại học tư thục là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong trường hợp nào?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;