Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?
Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học, phân hiệu của trường đại học;
- Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học; phân hiệu của trường đại học;
- Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập là gì?
Căn cứ Điều 91 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục như sau:
Điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục
1. Có đề án thành lập phân hiệu.
2. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt phân hiệu.
3. Có diện tích đất xây dựng phân hiệu tối thiểu là 02 ha (trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định), đạt bình quân tối thiểu 25 m2/sinh viên tại thời điểm phân hiệu có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.
4. Đối với phân hiệu của trường đại học công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với phân hiệu của trường đại học tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.
Như vậy, điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập là:
- Có đề án thành lập phân hiệu.
- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt phân hiệu.
- Có diện tích đất xây dựng phân hiệu tối thiểu là 02 ha (trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định), đạt bình quân tối thiểu 25 m2/sinh viên tại thời điểm phân hiệu có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.
- Đối với phân hiệu của trường đại học công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt.
Quy trình thành lập phân hiệu trường đại học gồm mấy bước?
Căn cứ khoản 2 Điều 92 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập phân hiệu của trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường đại học tư thục như sau:
Thủ tục thành lập phân hiệu của trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường đại học tư thục
...
2. Quy trình thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học gồm hai bước:
a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường hợp:
- Thành lập mới phân hiệu;
- Thành lập phân hiệu của trường đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục hiện có.
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập phân hiệu gồm:
a) Thành lập mới phân hiệu:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu của cơ quan chủ quản trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học tư thục. Nội dung chính của tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu cần nêu rõ về sự cần thiết, tên gọi, vị trí pháp lý, mục tiêu thành lập; kế hoạch xây dựng và phát triển trong từng giai đoạn; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự; ngành nghề và quy mô đào tạo; nguồn lực tài chính; đất đai, cơ sở vật chất của phân hiệu;
...
Như vậy, quy trình thành lập phân hiệu trường đại học gồm 2 bước:
- Bước 1: Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường hợp:
- Thành lập mới phân hiệu;
- Thành lập phân hiệu của trường đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục hiện có.
- Bước 2: Quyết định thành lập.
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?