10:54 | 23/07/2024

Trợ cấp lần đầu khi giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?

Giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được nhận trợ cấp lần đầu bao nhiêu tiền?

Trợ cấp lần đầu khi giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
a) Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
b) Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
3. Các khoản trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí công tác chi trả ngay khi đối tượng được hưởng nhận công tác và chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...

Như vậy, trợ cấp lần đầu khi giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là 10 tháng lương cơ sở. Cụ thể trợ cấp lần đầu khi giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là 2.340.000 X 10 = 23.400.000 đồng.

Trợ cấp lần đầu khi giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?

Trợ cấp lần đầu khi giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có được nhận phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số không?

Theo Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
1. Phụ cấp lưu động
Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở.
2. Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số
Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Như vậy, giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được nhận phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số là hưởng phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của giáo viên là gì?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp như sau:

Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp
1. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;
b) Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu
...

Như vậy, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của giáo viên là thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn).

Trợ cấp lần đầu
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp lần đầu khi giáo viên nhận công tác ở huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ cấp lần đầu khi giáo viên nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 208

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;