Trình bày những nét chính về Đời sống tinh thần của cư dân Văn lang Âu lạc? Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS?

Chi tiết những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn lang Âu lạc? Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?

Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn lang Âu lạc?

Từ thuở sơ khai, con người không chỉ quan tâm đến việc duy trì cuộc sống bằng lao động sản xuất mà còn chú trọng đến đời sống tinh thần. Đối với cư dân Văn Lang - Âu Lạc, đời sống tinh thần gắn liền với tín ngưỡng, phong tục tập quán và các hoạt động văn hóa, giải trí. Những nét đẹp này không chỉ phản ánh tư duy, tình cảm của con người thời bấy giờ mà còn góp phần hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam sau này.

Dưới đây là những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn lang Âu lạc:

- Về tín ngưỡng:

+ Người Việt cổ có niềm tin vào thần linh và thế giới tâm linh. Họ theo tín ngưỡng đa thần, thờ cúng các vị thần thiên nhiên như thần Núi, thần Sông, thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng,... với mong muốn được phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

+Tục thờ cúng tổ tiên cũng rất phổ biến, thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với những người đã khuất. Người dân tin rằng tổ tiên có thể che chở và bảo vệ con cháu trong cuộc sống.

+ Có tập tục chôn cất người chết rất đặc trưng. Thi hài được đặt trong thạp, bình, mộ thuyền hoặc mộ cây, kèm theo công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt, thể hiện niềm tin vào thế giới bên kia.

- Về phong tục - tập quán:

+ Tục xăm mình: Do sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh cá, họ xăm mình với hình thù của các loài thủy quái để tránh bị tấn công khi xuống nước.

+ Nhuộm răng đen, ăn trầu: Họ tin rằng răng đen là biểu tượng của vẻ đẹp và sự trưởng thành. Ăn trầu cũng trở thành thói quen phổ biến, thể hiện tình cảm và sự gắn kết giữa con người.

+ Làm bánh chưng, bánh giầy: Đây là những loại bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho trời và đất, thường được làm vào các dịp lễ tết để tưởng nhớ tổ tiên.

- Về lễ hội và vui chơi

Hằng năm, cư dân Văn Lang - Âu Lạc tổ chức nhiều lễ hội để cầu mùa, tạ ơn thần linh và tưởng nhớ tổ tiên. Trong các ngày lễ hội, không khí rộn ràng, náo nhiệt với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc:

+ Ca hát, nhảy múa: Mọi người thường hóa trang, ca hát, nhảy múa trong tiếng khèn, tiếng trống đồng vang vọng.

+ Thi đấu thể thao: Các chàng trai thường tham gia các cuộc đấu vật để thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai và bản lĩnh của mình.

+ Đua thuyền: Đây là trò chơi phổ biến vào các dịp lễ hội, không chỉ mang tính giải trí mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng.

Nhìn chung, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc rất phong phú và đa dạng, phản ánh sự gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên và cộng đồng. Những phong tục, tập quán tốt đẹp ấy vẫn còn được duy trì và phát huy trong văn hóa Việt Nam ngày nay.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn lang Âu lạc?

Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn lang Âu lạc?

Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?

Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và địa lí lớp 6 ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 như sau:

- Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.

- Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam.

- Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.

- Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.

- Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.

- Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...).

Mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và địa lí lớp 6 ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí như sau:

- Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.

- Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên;

Môn học giúp học sinh biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trình bày những nét chính về Đời sống tinh thần của cư dân Văn lang Âu lạc? Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS có mục tiêu xây dựng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ? 6 đặc điểm môn Lịch sử lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính nhiệt độ trung bình ngày? Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí của học sinh THCS thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa môn Địa lí là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao nói hà nội là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa giáo dục của đất nước? Thiết bị dạy học cần thiết đối với môn Lịch sử và Địa lí thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024 có đáp án mới nhất? Yêu cầu về nội dung giáo dục THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Những câu đố vui về địa danh có đáp án lớp 6? Nhiệm vụ của học sinh lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện tượng động đất là gì? Môn Lịch sử và Địa lí THCS học từ lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tầng khí quyển là gì? Hiểu được tầng khí quyển là nội dung cần đạt trong chương trình lớp mấy?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 837

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;