Hộ kinh doanh dạy thêm có quyền thuê giáo viên giảng dạy không?

Quy định về việc thuê giáo viên dạy thêm cho hộ kinh doanh ra sao? Giáo viên dạy thêm không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt như thế nào?

Hộ kinh doanh dạy thêm có quyền thuê giáo viên giảng dạy không?

Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:

Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm
1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Ngoài ra, theo Điều 19 Luật Viên chức 2010 có quy định cụ thể như sau:

Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Không có quy định nào cấm hoặc hạn chế việc giáo viên làm thêm ngoài giờ lên lớp.

Như vậy, hộ kinh doanh dạy thêm có thể thuê giáo viên để thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật.

Hộ kinh doanh dạy thêm có được phép thuê giáo viên giảng dạy không?

Hộ kinh doanh dạy thêm có quyền thuê giáo viên giảng dạy không? (Hình từ Internet)

Mức lệ phí đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh để đăng ký dạy thêm là bao nhiêu?

Căn cứ vào điểm g, khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí đăng ký kinh doanh là khoản thu mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã, hoặc liên hiệp hợp tác xã, bao gồm cả giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của các tổ chức này.

Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

(i) Lệ phí đăng ký cư trú (do cơ quan địa phương thực hiện).

(ii) Lệ phí cấp chứng minh nhân dân (do cơ quan địa phương thực hiện).

(iii) Lệ phí hộ tịch.

(iv) Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (do cơ quan địa phương cấp).

(v) Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.

(vi) Lệ phí cấp giấy phép xây dựng.

(vii) Lệ phí đăng ký kinh doanh.

Lệ phí đăng ký kinh doanh (hay lệ phí thành lập hộ kinh doanh) là khoản thu khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã hoặc chi nhánh của hợp tác xã. Mức thu lệ phí này do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, do đó, mỗi tỉnh sẽ có mức lệ phí khác nhau.

Giáo viên dạy thêm không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt như thế nào?

Theo Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể, giáo viên cần công khai thông tin về các môn học dạy thêm, thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức, danh sách giảng viên và mức thu phí học thêm trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm.

Việc đăng ký kinh doanh dạy thêm là bắt buộc, có thể thực hiện dưới hai hình thức: hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty.

Nếu giáo viên không thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm, họ có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật như sau:

- Đối với hộ kinh doanh không đăng ký thành lập (Khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP):

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi như:

+ Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký nhiều hộ kinh doanh.

+ Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp bắt buộc.

+ Không thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi mức phạt của cá nhân (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

- Đối với trường hợp phải đăng ký thành lập công ty nhưng không thực hiện đăng ký (Khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP):

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân sẽ bị phạt bằng một nửa mức phạt của tổ chức (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

Do đó, nếu giáo viên dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh mà không đăng ký sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, còn nếu dạy thêm dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký, mức phạt cho cá nhân sẽ từ 25 triệu đồng đến 50 triệu đồng, và đối với tổ chức sẽ từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Dạy thêm học thêm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ kinh doanh dạy thêm có quyền thuê giáo viên giảng dạy không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Quyết định 448 2025 về Thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức thành lập Đoàn kiểm tra thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của cơ sở trung tâm khi dạy thêm cho học sinh? Điều kiện thành lập cơ sở trung tâm dạy thêm cho học sinh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên dạy thêm không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp luật quy định mã ngành nghề kinh doanh dạy thêm học thêm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Công văn 674 hướng dẫn việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Những loại giấy tờ nào cần có trong bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm học thêm theo mô hình công ty?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo của giáo viên đang dạy học tại cơ sở giáo dục tham gia dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29 là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông Tư 29 bao gồm những gì?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 30

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;