Top 10 mẫu mở bài chung văn nghị luận xã hội cho mọi đề? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn là gì?
Top 10 mẫu mở bài chung văn nghị luận xã hội cho mọi đề?
Viết văn nghị luận xã hội là một trong những nội dung mà học sinh được học trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn từ lớp 7 đến lớp 12.
Dưới đây là top 10 mẫu mở bài chung văn nghị luận xã hội cho mọi đề mà học sinh có thể tham khảo:
Top 10 mẫu mở bài chung văn nghị luận xã hội Mẫu 1: Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Một trong những vấn đề nổi bật hiện nay là [chủ đề]. Vậy, chúng ta cần nhìn nhận và giải quyết vấn đề này như thế nào?" Mẫu 2: Cuộc sống là một mảnh ghép muôn màu. Bên cạnh gam màu rực rỡ, là gam màu trầm lặng. Nhưng không vì vậy mà chúng ta đánh mất mọi thứ. Mỗi người đều mang một sứ mệnh riêng. Mảnh ghép nào cũng đáng trân trọng. Và (vấn đề nghị luận) là một yếu tố để làm nên chúng ta. Mẫu 3: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều vấn đề xã hội đã trở nên phổ biến và cần được giải quyết kịp thời. [Chủ đề] là một trong những vấn đề như vậy, đòi hỏi sự quan tâm và hành động từ mọi người. Mẫu 4: Xã hội không ngừng biến đổi, và cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều vấn đề mới. [Chủ đề] là một trong những vấn đề đáng chú ý, đòi hỏi sự quan tâm và giải quyết từ cộng đồng. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà còn có tác động lâu dài đến sự phát triển của xã hội. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có sự đồng lòng và hợp tác từ tất cả mọi người, từ chính phủ, các tổ chức xã hội đến từng gia đình và cá nhân. Mẫu 5: Mỗi thời đại đều có những vấn đề xã hội riêng, và thời đại chúng ta cũng không ngoại lệ. [Chủ đề] là một trong những vấn đề nổi bật, đòi hỏi sự quan tâm và hành động từ mọi người. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà còn có tác động lâu dài đến sự phát triển của xã hội. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có sự đồng lòng và hợp tác từ tất cả các thành phần trong xã hội, từ chính phủ, các tổ chức xã hội đến từng cá nhân. Mẫu 6: Trong thời đại công nghệ phát triển, nhiều vấn đề xã hội đã trở nên phức tạp hơn. [Chủ đề] là một trong những vấn đề như vậy, cần được xem xét và giải quyết một cách thấu đáo. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện và sâu sắc, đồng thời cần sự hợp tác và nỗ lực từ nhiều phía. Mẫu 7: Con đường đến đích thành công phải trải qua nhiều khó khăn thử thách, nhưng để có thể vượt qua mọi khó khăn, chúng ta phải có sự đam mê và nỗ lực tự thân. Khi đọc được câu nói (trích dẫn câu nói), tôi cảm thấy điều đó thực sự ý nghĩa. Mẫu 8: Xukhôm linxki đã từng nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Thật vậy, mỗi con người sống đều phải tạo ra cho mình những giá trị riêng thật tốt đẹp. Và (vấn đề cần nghị luận) chính là một trong yếu tố để chúng ta làm nên điều đó. Mẫu 9: Cuộc sống là một bản nhạc, có trầm có bổng. Dù vậy, con người cũng cần có được (vấn đề cần nghị luận) để tiếp tục bước đi trên con đường của mình. Đến cuối con đường, chúng ta sẽ gặt hái được yêu thương, thành công. Mẫu 10: Con đường đến đích thành công phải trải qua nhiều khó khăn thử thách, nhưng để có thể vượt qua mọi khó khăn, chúng ta phải có sự đam mê và nỗ lực tự thân. Khi đọc được câu nói … , tôi cảm thấy điều đó thực sự ý nghĩa. |
Lưu ý: Top 10 mẫu mở bài chung văn nghị luận xã hội cho mọi đề chỉ mang tính tham khảo
>>> Top 10 mẫu kết bài chung cho các tác phẩm thơ lớp 10? Học sinh lớp 10 có được đi xe 50cc không?
Top 10 mẫu mở bài chung văn nghị luận xã hội cho mọi đề? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn là gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn là gì?
Căn cứ mục III Chương trình trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu chung của chương tình giáo dục môn Ngữ văn được quy định như sau:
- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu:
+ Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; b
+ Bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn;
+ Có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học;
+ Có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam;
+ Có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe;
+ Có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá;
+ Biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 30 Luật Giáo dục 2019 thì yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
- Yêu cầu chung: Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
- Yêu cầu ở từng cấp:
+ Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
+ Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
+ Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?