Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ ngắn nhất? Định hướng về nội dung giáo dục của môn Ngữ văn như thế nào?
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ ngắn nhất?
Bài Chữ bầu lên nhà thơ là một trong những nội dung được học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10.
Dưới đây là mẫu soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ ngắn nhất mà các em học sinh lớp 10 có thể tham khảo:
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ ngắn nhất 1. Bố cục - Phần 1: Đoạn 1: - Phần 2: Đoạn 2: Tầm quan trọng và ý nghĩa của con chữ đối với một tác giả được thể hiện trong văn học - Phần 3: Còn lại: Trách nhiệm của nhà thơ chân chính 2. Thể loại Nghị luận văn học 3. Phương thức biểu đạt Nghị luận 4. Tóm tắt Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt đề cao vai trò của chữ trong sáng tác thơ, nhấn mạnh rằng thơ không chỉ dựa vào cảm hứng mà còn là kết quả của quá trình lao động miệt mài và sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc. Ông phản bác quan niệm "nhà thơ thiên bẩm" và ủng hộ những nhà thơ gắn bó lâu dài với việc trau chuốt chữ nghĩa. Qua hình ảnh “Chữ bầu lên nhà thơ,” Lê Đạt nhấn mạnh rằng mỗi bài thơ là một thử thách mới, nơi nhà thơ phải chứng minh tài năng trước “cử tri chữ.” 5. Giá trị nghệ thuật - Hình ảnh ẩn dụ: “Chữ bầu lên nhà thơ” vừa mang tính trực quan vừa sâu sắc, giúp người đọc dễ hình dung ý niệm trừu tượng. - Dẫn chứng uyên bác: Trích dẫn lời của các nhà thơ và nghệ sĩ nổi tiếng như Pi-cát-xô, Ét-mông Gia-bét, giúp lập luận thêm thuyết phục. - Giọng văn giàu chất triết lý: Kết hợp lý luận chặt chẽ với cảm xúc tinh tế, gợi mở nhiều suy nghĩ sâu sắc. - Lối diễn đạt độc đáo: Sử dụng các cụm từ mới lạ như “cử tri chữ,” “cánh đồng giấy” làm tăng sức gợi hình và gợi cảm. 6. Phân tích tác phẩm 6.1. Ý nghĩa của cụm từ "Ý tại ngôn ngoại" “Ý tại ngôn tại” là ý trên mặt chữ, đọc chữ có thể hiểu luôn ý nghĩa câu văn, nhưng câu chữ trong thơ thì không thể hiểu nghĩa mặt chữ mà cần phải hiểu nghĩa ẩn sâu bên trong của nó. 6.2. Phân tích hai quan niệm khá phổ biến: - Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng: Tác giả nêu ra lý lẽ “những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi” và đưa ra dẫn chứng “làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” cùng câu nói của Trang Tử: “vứt thánh bỏ trí”. - Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn. Tác giả ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ và đưa ra các dẫn chứng là những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go. 6.3. Phân tích ý nghĩa của hoạt động sáng tạo thơ ca. - Hoạt động sáng tạo thơ ca cũng là một hoạt động lao động chân chính như bao công việc khác. Để tạo nên một bài thơ, người nghệ sĩ không thể thảnh thơi với những khoảnh khắc đến bất chợt mà cũng phải lầm lũi, vất vả, tư duy, suy nghĩ, lựa chọn, gắng sức trên “cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”. Hoạt động sáng tạo thơ ca là một hành trình khó khăn, gian khổ và người nghệ sĩ phải tạo được cho mình những lối đi riêng, khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân. |
Lưu ý: Mẫu soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ chỉ mang tính tham khảo.
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ ngắn nhất? Môn Ngữ văn có định hướng về nội dung giáo dục như thế nào? (Hình từ Internet)
Môn Ngữ văn có định hướng về nội dung giáo dục như thế nào?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định định hướng về nội dung giáo dục của môn Ngữ văn như sau:
- Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học có tên là Tiếng Việt, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, môn học có tên là Ngữ văn. Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
- Giai đoạn giáo dục cơ bản
+ Môn Ngữ văn (Tiếng Việt) giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học và hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
+ Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
+ Môn Ngữ văn củng cố các mạch nội dung của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học.
+ Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
Căn cứ mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn như sau:
- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
-Giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
- Giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic.
- Góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
- Hướng dẫn luyện chữ đẹp đúng cách? Mục tiêu giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?
- Đối tượng nào được tham gia cuộc thi Em Viết Ước Mơ 2024? Điều kiện để học sinh Tiểu học được vượt lớp là gì?
- Đề cương Pháp luật đại cương đầy đủ và chi tiết nhất? Chương trình đào tạo trình độ đại học có số tín chỉ tối thiểu là bao nhiêu?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn? Những ngữ liệu về văn nghị luận có trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8?
- Tuyển chọn những bức thư gửi chú bộ đội hay nhất? Học sinh lớp 3 dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
- Mẫu viết đơn xin tham gia một câu lạc bộ mà em yêu thích? Độ tuổi của học sinh lớp 4 là bao nhiêu?
- Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn?
- Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ Văn Ninh Bình 2025 như thế nào? Dự kiến phương thức tuyển sinh lớp 10?
- Mẫu văn bản kiến nghị tổ chức hoạt động ngoại khóa lớp 8? Yêu cầu cần đạt khi học văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- 3 12 là ngày gì? 3 12 là ngày giáo viên mầm non mới ra trường được nghỉ đúng không?