Tọa độ địa lí là gì? Tọa độ địa lí sẽ có trong nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
- Tọa độ địa lí là gì?
- Tọa độ địa lí sẽ có trong nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
- Môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 học bao nhiêu tiết?
- Quy định về thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 ra sao?
- Quy định về đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí ra sao?
Tọa độ địa lí là gì?
Tọa độ địa lí là một hệ thống các con số dùng để xác định vị trí chính xác của bất kỳ một điểm nào trên Trái Đất. Nó giống như một "địa chỉ" duy nhất giúp chúng ta tìm thấy một nơi cụ thể trên bản đồ hoặc trên quả địa cầu.
Các thành phần chính của tọa độ địa lí:
Kinh độ: Thể hiện vị trí đông-tây của một điểm so với kinh tuyến gốc (Greenwich). Kinh độ được đo từ 0° đến 180° về phía Đông hoặc Tây.
Vĩ độ: Thể hiện vị trí bắc-nam của một điểm so với xích đạo. Vĩ độ được đo từ 0° ở xích đạo đến 90° về phía Bắc hoặc Nam.
Cách viết tọa độ địa lí: Thường được viết dưới dạng: Kinh độ, Vĩ độ. Ví dụ: 105.8412° Đông, 21.0278° Bắc là tọa độ của Hà Nội.
*Lưu ý: Thông tin về tọa độ địa lí chỉ mang tính chất tham khảo./.
Tọa độ địa lí là gì? Tọa độ địa lí sẽ có trong nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy? (Hình từ Internet)
Tọa độ địa lí sẽ có trong nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
- Hệ thống kinh vĩ tuyến. Toạ độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
- Các yếu tố cơ bản của bản đồ
- Các loại bản đồ thông dụng
- Lược đồ trí nhớ
- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu; ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
- Biết xác định hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Biết tìm đường đi trên bản đồ.
- Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh.
Như vậy, tọa độ địa lí sẽ có trong nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 6.
Môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 học bao nhiêu tiết?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định thời lượng dành cho môn học là 105 tiết/lớp/năm học. Tỉ lệ % số tiết dành cho các mạch nội dung trong bảng sau:
Mạch nội dung | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Toàn cấp |
Địa lí | 45 | 42 | 41 | 40 | 42 |
Địa lí tự nhiên đại cương | 45 | 11 | |||
Địa lí các châu lục | 42 | 11 | |||
Địa lí tự nhiên Việt Nam | 41 | 10 | |||
Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam | 40 | 10 | |||
Lịch sử | 45 | 42 | 41 | 40 | 42 |
Thế giới | 22 | 20 | 20 | 19 | 20 |
Việt Nam | 23 | 22 | 21 | 21 | 22 |
Chủ đề chung | 6 | 8 | 10 | 6 | |
Đánh giá định kì | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 |
Như vậy, môn Lịch sử và Địa lí 45 tiết, chủ đề chung 0 tiết, đánh giá định kì 10 tiết.
Quy định về thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 ra sao?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí bao gồm một số loại hình như sau:
- Các bản đồ giáo khoa treo tường (về thế giới, các khu vực, Việt Nam) phù hợp với nội dung từng chủ đề của từng lớp học và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh;
- Các tập Atlat địa lí tự nhiên đại cương, Atlat địa lí các châu lục và Atlat địa lí Việt Nam, tập bản đồ lịch sử;
- Mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;
- Các mẫu vật về tự nhiên;
- Các tranh ảnh (in trên giấy, hình digital tĩnh và động), các sơ đồ, lược đồ, các video clip được biên tập cho mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung của từng chủ đề;
- Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; Các tờ bài tập (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ);
- Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên (địa bàn, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế);
- Một số dụng cụ thực hành, thực địa;
- Các thư viện digital chứa các kho tư liệu dạy học Lịch sử và Địa lí;
- Phần mềm dạy học.
Ở những địa phương có điều kiện nên tổ chức các phòng bộ môn.
Việc sử dụng các thiết bị dạy học có mục đích chủ yếu nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật để tổ chức các hoạt động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử và địa lí của học sinh một cách tích cực, sáng tạo.
Quy định về đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí ra sao?
Căn cứ theo Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
Đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Lịch sử và Địa lí và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
- Căn cứ đánh giá là yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù lịch sử và địa lí được qui định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Lịch sử và Địa lí;
- Bên cạnh nội dung lí thuyết, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của học sinh như: làm việc với bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát, thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập ngoài trời, sử dụng công nghệ và thông tin truyền thông trong học tập,... Đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử hay địa lí làm trung tâm của việc đánh giá.
- Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm học tập; đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành, bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá kết quả giáo dục.
- Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp việc đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
>>> Tải về Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí THCS
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?
- Văn tả về ông của em lớp 5 ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 mới nhất 2024 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương lớp 12? Phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 12 cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Soạn bài Giọt sương đêm lớp 6 ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 6 là gì?
- Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất? Yêu cầu cần đạt khi học về cách mạng tư sản?