Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội? Quy định về sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông?

Tổng hợp 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội? Sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?

Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội?

Dưới đây là tổng hợp 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội về ý chí quyết tâm, tình yêu thương, tinh thần lạc quan, ý nghĩa của những khó khăn. Tùy từng đề bài cụ thể mà học sinh lựa chọn các câu nói (danh ngôn) phù hợp:

20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội

1. Điều quan trọng không phải là chúng ta có được vị trí nào trong cuộc đời, mà là đích đến cuối cùng của chúng ta ở đâu - Oliver Wendell Holmes

2. Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ - Frank Aclark

3. Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh - Thomas Edison

4. Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tự tạo ra nó – Abraham Lincoln

5. Thứ duy nhất chen vào giữa bạn và ước mơ là ý chí cố gắng và niềm tin có thể thực hiện được – Joel Brown

6. Thiên tài bao gồm 1% cảm hứng và 99% những giọt mồ hôi” – Thomas Edison

7. Có một khát vọng còn cao quý hơn cả việc đứng đầu trong thiên hạ, đó là việc cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn – Henry Van Dyke

8. Chúng ta đều là thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và ta phải ôm lấy lẫn nhau để học bay – Luciano De Crescenzo

9. Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều – Rainer Maria Rilke

10. Ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác” – Rainer Maria Rilke

11. Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh – Thomas Edison

12. Thách thức là điều làm cho cuộc sống trở nên thú vị và vượt qua thử thách chính là chính là những gì tạo nên ý nghĩa cuộc sống – Joshua J. Marine

13. Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin – Louisa May Alcott

14. Người bi quan phàn nàn về cơn gió; người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều; người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm – Helen Keller

15. Lạc quan là hạt giống gieo trồng trên mảnh đất của niềm tin; bi quan là hạt giống cất giữ dưới căn hầm ngờ vực – Sophia Loren

16. Người bi quan chờ đợi tình thế trở nên tốt hơn, và mong tiếp tục chờ đợi; người lạc quan hành động với những gì tốt nhất mình đang có trong tay, và tiến tới tạo ra tình thế tốt đẹp hơn – Christian D. Larson

17. Nơi nào có tình thương yêu, thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu - Loilla Cather

18. Hãy quay về phía Mặt trời và bạn sẽ không thấy bóng tối- Helen Keller

19. Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn - Khuyết danh

20. Ước mơ mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới đích - Shakespeare

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội?

Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội? Quy định về sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Căn cứ mục II Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông như sau:

- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 thì sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông được quy định như sau:

- Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;

- Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Môn Ngữ Văn lớp 11
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ngắn nhất? Học sinh lớp 11 sinh năm bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội? Quy định về sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về tự bảo vệ mình trước những tệ nạn xã hội lớp 11? Học sinh lớp 11 nghỉ học quá 45 buổi trong năm có được lên lớp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về sự cần thiết của nền tảng số trong cuộc sống? Nhiệm vụ trọng tâm của thực hiện chuyển đổi số trong dạy học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
5 mẫu bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí Ngữ văn lớp 11 ngắn nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí Ngữ văn lớp 11 ngắn gọn? Các chuyên đề học tập môn Ngữ văn 11?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí Ngữ văn lớp 11?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 mẫu mở bài tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam? Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành mấy giai đoạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn thuyết minh về Vịnh Hạ Long lớp 11? Học sinh lớp 11 có phải bảo vệ tài sản của nhà trường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài nghị luận về thói quen trì hoãn công việc? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn lớp 11 ra sao?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;